Bí quyết điều trị khi bị dị ứng phấn bướm

28/04/2018 08:33

Khi bị dị ứng phấn bướm có thể sử dụng một số nguyên liệu quen thuộc từ thiên nhiên để điều trị hiện tượng ngứa, nổi mẩn

Vẻ đẹp của thiên nhiên đã giúp các nghệ sĩ, họa sĩ sáng tác ra những tác phẩm để đời. Trong tổng hòa nét đẹp đó không thể thiếu những cánh cò trắng, tiếng chim trong vút gọi đàn và cả những đàn bướm đủ màu sắc tô điểm cho không gian thêm phần lãng mạn. Tuy nhiên những con bướm bé nhỏ lại là loài côn trùng có khả năng gây dị ứng cao nhất cho con người.

Dị ứng phấn bướm nguy hiểm như thế nào?

Bướm thuộc loại côn trùng có bộ cánh vảy Lepidoptera. Trên thực tế có hai loại bướm gồm bướm ngày và bướm đêm (còn gọi là con Ngài ).

Thống kê cho thấy trên thế giới có khoảng 170.000 loài bướm với đa dạng về loài so với các loài côn trùng khác. Việt Nam có gần 1.000 loài bướm và rất nhiều loài đặc hữu Việt Nam và cả những loài bướm mới được phát hiện.

Trên thực tế, bướm có thể gây dị ứng do phấn ở cánh bướm chứa độc tố. Khi phấn bướm tiếp xúc với da hoặc phát tán trong không khí sẽ gây dị ứng, thậm chí dẫn đến viêm da tại vùng da tiếp xúc.

Các triệu chứng khi bị dị ứng phấn bướm gồm cảm giác nóng rát, kèm theo ngứa da; nổi hồng ban nhỏ liti trên toàn thân hoặc chỉ có vùng tiếp xúc. Ngoài ra nhiều người khi bị dị ứng có thể nổi sẩn mụn nước, bị viêm mủ trắng, khi mụn nước vỡ ra dẫn đến viêm loét, chảy máu. Trường hợp cá biệt phấn bướm có thể gây hen suyễn, suy hô hấp.

Cách điều trị dị ứng phấn bướm

Khi bị dị ứng phấn bướm có nhiều phương pháp xử lý khác nhau như dùng thuốc, mẹo dân gian hay chăm sóc da đúng cách.

Bước xử lý ban đầu vô cùng quan trọng

Sau khi tiếp xúc với phấn bướm kèm xuất hiện các triệu chứng ngứa, nóng da cần rửa qua nước lạnh tại vùng da tiếp xúc vàcác vùng lân cận.

Trường hợp không may hít phải phấn bướm trong không khí cần dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% nhỏ mắt, mũi để rửa sạch bụi phấn bướm. Việc làm này giúp giảm tình trạng phấn bướm tấn công khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Phương pháp chữa mẹo dân gian

Khi bị dị ứng phấn bướm có thể sử dụng một số nguyên liệu quen thuộc từ thiên nhiên để điều trịhiện tượng ngứa, nổi mẩn...

Các nguyên liệu thường được sử dụng là chanh, mật ong, nha đam...bởi chúng đều chứa những thành phần có tính khử khuẩn, giúp làm dịu mát da và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

Cách làm: Lấy gell trong lá nha đam bôi lên vùng da bị rát đỏ. Bôi tiếp khoảng 2-3 lần trong ngày có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm hay tổn thương da rất tốt. Khi thực hiện đều đặn 3 ngày các biểu hiện gần như không còn.

Sử dụng thuốc

Ngoài những phương pháp trên, người bị dị ứng phấn bướm có thể sử dụng một số loại thuốc kháng histamin như: loradin, prednisolon, rantidin, loratadin, citirizine HCL….để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu. Tác dụng của các loại thuốc này có tác dụng hỗ trợ giảm ngứa, giảm đau giúp loại bỏ nguy cơ bị dị ứng ngoài da.

Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo để tránh bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn.

Sưu tầm

Các tin khác

Nhận biết ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết và cách xử lý

Ngộ độc thịt cóc: nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí chuẩn nhất

Ngộ độc trà sữa dấu hiệu nhận biết, cách xử lý chuẩn

Kỹ năng sơ cứu người bị ngạt khói trong hỏa hoạn

Ngộ độc sắn, say sắn: triệu chứng, cách xử lý chuẩn nhất

Kỹ năng xử lý khi mắc kẹt trong thang máy bị mất điện đột ngột

Dạy con trai thành tài bằng 9 bài học ngay từ nhỏ

Người đọc sách thường có khi chất thế nào

13 lời nhắn nhủ giúp bạn "thức tỉnh" trước khi quá muộn

10 câu nói khiến bạn nỗ lực không ngừng