Bị dị ứng quả kiwi cần xử trí như thế nào?

12/07/2024 08:21

Nguyên nhân nào gây dị ứng sau khi ăn kiwi, cách xử lý dị ứng kiwi

Quả kiwi sở hữu hàm lượng vitamin C cao nên rất tốt cho sức khỏe nhưng khá nhiều người e ngại vì có nguy cơ gặp phải dị ứng sau khi ăn loại trái cây này. Nguyên nhân nào gây dị ứng sau khi ăn kiwi, cách xử lý dị ứng kiwi chuẩn xác tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Kiwi sở hữu vị chua đặc việt cùng với hương vị hấp dẫn được nhiều người yêu thích. Loại trái cây có vị chua độc đáo này còn được mệnh danh là "vua của các loại trái cây". Sở hữu vẻ ngoài xấu xí nhưng thịt chua ngọt, thanh mát nên đặc biệt thích hợp với những người có gan kém. Đồng thời, chỉ cần một miếng nhỏ kiwi thôi cũng sẽ cung cấp cho bạn một lượng lớn vitamin C và kali. Quả kiwi còn rất giàu các chất chống oxy hóa, giúp xoa dịu các cơn đau cơ.

Quả kiwi chứa một lượng lớn axit amin, vitamin và nhiều nguyên tố vi lượng khác nhau, không chỉ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp gan giải độc, đặc biệt có tác dụng bảo vệ gan.

Đặc biệt đối với những bệnh nhân viêm gan lâu ngày không khỏi, nếu ăn một quả kiwi mỗi ngày không chỉ có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể mà còn giảm bớt tác hại của bệnh gan đối với cơ thể.

Đồng thời, khi ăn kiwi thường xuyên còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát huyết áp, tốt cho mắt, hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung năng lượng, hỗ trợ giấc ngủ, tăng cường sự tập trung cho cơ thể, ngăn ngừa loãng xương, và tốt cho làn da, điều trị bệnh xuyễn, giảm ho,...Phân loại phản ứng dị ứng với kiwi

Tuy nhiên, giống như nhiều loại dị ứng trái cây, rau quả khác khi bị dị ứng kiwi có thể có nhiều dạng khác nhau. Thường có 2 loại phản ứng dị ứng với kiwi, bao gồm phản ứng dị ứng kiwi thực sự (tương tự với dị ứng với thực phẩm thông thường) và phản ứng dị ứng chéo. Các phản ứng chéo phổ biến nhất với kiwi là nhựa mủ và thực phẩm từ thực vật. Ngoài ra, dị ứng kiwi cũng là một nguyên nhân phổ biến của hội chứng dị ứng miệng (OAS).

+ Dị ứng kiwi liên quan đến hội chứng dị ứng miệng nếu mắc phải hội chứng dị ứng miệng, hay còn gọi là hội chứng dị ứng thực phẩm – phấn hoa (PFAS).

+ Dị ứng kiwi liên quan đến thực phẩm thực vật do phản ứng chéo với các loại thực phẩm thực vật khác, bao gồm táo, đào, anh đào, quả phỉ, đậu phộng, cà rốt, bơ, hạt dẻ, chuối, đu đủ, dứa, ô liu, khoai tây, lúa mì, mè và hạt cây anh túc

+ Dị ứng kiwi liên quan đến nhựa mủ trong kiwi có thể khiến những người bị dị ứng mủ (hội chứng mủ trái cây) gặp phải tình trạng dị ứng với loại trái cây này

+ Dị ứng thực phẩm thông thường do mẫn cảm trực tiếp với chất gây dị ứng trong quả kiwi khi ăn

Nguyên nhân gây dị ứng sau khi ăn kiwi

Dị ứng với kiwi xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn một số protein trong trái kiwi với các chất có hại tương tự như virus hoặc vi khuẩn.

Sau đó, hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng histamin và tạo ra các kháng thể IgE để tấn công các chất “độc hại” này, dẫn đến tình trạng dị ứng.

Nghiên cứu đã liên kết một loạt các protein trong trái kiwi với các phản ứng dị ứng, bao gồm actinidin, protein giống thaumatin và kiwellin. Nghiên cứu cũng cho rằng một hợp chất có tên là 30 kDa thiol-protease actinidin có thể là một chất chính gây dị ứng kiwi. Đây là những chất vô hại mà cơ thể có thể nhầm là nguy hiểm, gây ra phản ứng dị ứng sau khi ăn loại trái cây này.

Triệu chứng dị ứng kiwi như thế nào

Các triệu chứng dị ứng kiwi có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng, thay đổi theo thời gian.

+ Ngứa hoặc ngứa ran trong miệng, môi, lưỡi hoặc cổ họng

+ Nổi mề đay trên miệng

+ Ngứa tai

+ Trầy cổ họng

+ Xuất hiện tình trạng sưng trong miệng và cổ họng

+ Sưng môi, lưỡi

+ Buồn nôn, nôn mửa

+ Co thắt dạ dày

+ Ngứa da

+ Nổi mề đay trên da

+ Ngứa trên da, hen suyễn và viêm mũi.

+ Đau bụng

+ Tiêu chảy

+ Thở khò khè, nghẹt mũi, khó thở

+ Khó nuốt

+ Màu da nhợt nhạt

+  Ho liên tục khó ngừng

+ Cổ họng nghẹn, khàn

+ Chóng mặt, choáng váng

+ Ngất xỉu, mạch yếu, sốc phản vệ, suy giảm tuần hoàn

Chẩn đoán

Khi nghi ngời bị dị ứng kiwi hay gặp phải các triệu chứng ở trên nên tới các phòng khám, bệnh viện cơ sở y tế để được thăm khám. Các bác sĩ sẽ dựa trên những triệu chứng mà chúng ta gặp phải để đưa ra những chẩn đoán ban đầu. Sau đó, để có thể xác định xem chúng ta có thật sự bị dị ứng hay không, một số phương pháp chẩn đoán chuyên biệt có thể được thực hiện, bao gồm:

+ Xét nghiệm dị ứng

+ Xét nghiệm chích da (Skin Prick)

+ Xét nghiệm máu

Điều trị dị ứng kiwi như thế nào

Trường hợp nhẹ:

Trường hợp dị ứng kiwi nhẹ các bác sĩ sẽ có thể cho sử dụng thuốc kháng histamin để cải thiện các triệu chứng.

Trường hợp nặng

Đối với những trường hợp dị ứng kiwi nặng, các bác sĩ có thể chỉ định tiêm epinephrine (như EpiPen). Việc tiêm epinephrine tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng của người bị dị ứng kiwi.

Phòng ngừa

+ Tránh ăn và tiếp xúc tất cả các loại kiwi

+ Một số món ăn, đồ uống có nguyên liệu được làm từ kiwi (sữa chua, bánh ngọt…)  nên tránh ăn

+  Nến ăn ở ngoài nhà hàng nên hỏi rõ thành phần của món ăn. Khi chọn mua thực phẩm, đọc kỹ bảng thành phần.

+ Nếu bị dị ứng kiwi thực sự, có thể cần mang theo ống tiêm epinephrine để phòng ngừa sốc phản vệ nếu chẳng may bị dị ứng khi ăn các món ăn, đồ uống có chứa kiwi.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

Bí quyết giúp uống rượu bia không say

Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ