Bị dị ứng lông mèo nên làm gì, cách phòng ngừa chuẩn

29/05/2024 16:47

Dấu hiệu nhận biết cơ thể bị dị ứng lông mèo

Dị ứng lông mèo gây ra nhiều khó chịu, khiến nhiều người không dám tiếp xúc hay nuôi mèo. Vậy cần làm gì khi bị dị ứng lông mèo, cách phòng ngừa dị ứng lông mèo tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Việc tiếp xúc, chơi đùa hay nuôi mèo giúp cho nhiều người giải tỏa căng thẳng, stress, phòng chống tăng huyết áp, tốt cho việc điều trị chứng tự kỷ, Alzheimer, cải thiện tâm trạng,… Nhưng đối với nhiều người sau khi tiếp xúc với mèo hay ôm ấp và vuốt ve mèo sẽ có dấu hiệu bị dị ứng như: hắt hơi, chảy nước mũi thậm chí khó thở, ngứa, khó chịu, phát ban toàn thân.

Dị ứng mèo là gì?

Đây là tình trạng cơ thể sẽ bị phản ứng với những những protein có trong tế bào da, nước bọt, lông hoặc nước tiểu của mèo. Khi đó cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng dị ứng phổ biến như: viêm mũi dị ứng, sổ mũi và hắt hơi,… những người đang mắc bệnh hen suyễn, khi bị dị ứng mèo có thể khiến cho những triệu chứng hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Dị ứng với các dị nguyên từ lông mèo có thể sẽ nhẹ hoặc là nghiêm trọng thậm chí có thể xuất hiệu các phản ứng sốc phản vệ. Do đó cần phải xử trí như thế nào khi bị dị ứng lông mèo.

Dấu hiệu nhận biết cơ thể bị dị ứng lông mèo

Dị ứng lông mèo là tình trạng cơ thể phản ứng với các dị nguyên protein có khả năng gây dị ứng sản sinh từ cơ thể loài mèo. Những dị nguyên này tập trung chủ yếu ở lông hoặc da và nước bọt của mèo. Các triệu chứng dị ứng lông mèo thường gặp là:

+ Hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi

+  Sưng mặt do nghẹt mũi

+ Ho, tức ngực, Thở khò khè, khó thở

+ Mắt bị đỏ, ngấn nước

+ Vùng da bị ngứa sau khi tiếp xúc với mèo, da nổi mẩn đỏ hoặc mề đay

Thậm chí khi cơ thể bị dị ứng không được điều trị hoặc không tránh khỏi những chất gây dị ứng, những triệu chứng phát sinh có thể bao gồm

+ Buồn nôn, nôn

+ Sốt

+ Bị ho liên tục do chảy nhiều dịch mũi

+ Cơ thể cảm thấy ớn lạnh

+ Nếu như lông hoặc các chất gây dị ứng ở mèo xâm nhập vào phổi, những chất gây dị ứng có thể kế hợp với những kháng thể có thể dẫn đến những triệu như bị khó thở, ho và thở khò khè.

+ Đôi khi có thể dẫn đến các cơn hen suyễn cấp tính

+ Dị ứng mèo có thể sẽ gây sốc phản vệ.

Cách xử trí tại nhà khi bị dị ứng lông mèo

Bước 1: Khi xuất hiện tình trạng dị ứng, sổ mũi, hắt hơi chúng ta nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp giảm khó chịu. Rửa nước mũi giúp giảm nghẹt mũi, hạn chế những triệu chứng chảy dịch mũi, ngăn ngừa các cơn ho, hắt hơi.

Bước 2: Rửa tay chân hoặc các khu vực da với xà phòng và nước sạch ngay sau khi tiếp xúc với mèo nhằm tránh tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu mắt bị đỏ, ngứa sau khi tiếp xúc với mèo chúng ta có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt sinh lý để giảm đỏ, giảm ngứa.

Nếu gặp các vấn đề hô hấp hoặc hen suyễn do dị ứng lông mèo, chúng ta cần đi đến các cơ sở y tế để được khuyên dùng ống hít hoặc thuốc làm giãn phế quản để làm dịu các triệu chứng.

Hướng dẫn cách phòng ngừa dị ứng lông mèo

+ Không nên để mèo sinh hoạt trong nhà nếu trong nhà có người bị dị ứng mèo

+ Nên hạn chế để mèo tới gần khu vực phòng ngủ, nhà bếp

+ Nên rửa tay với nước sạch và xà phòng sau khi ôm ấp, vuốt ve để tránh dị ứng

+ Hạn chế ôm, vuốt ve, chơi với mèo giúp ngăn ngừa dị ứng tái phát

+ Nên tắm rửa, vệ sinh cho mèo thường xuyên

+ Tiến hành vệ sinh, hút bụi nhà cửa thường xuyên là một cách hay để tránh việc tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng da

+ Nếu có điều kiện chúng ta có thể sử dụng máy lọc không khí tại nơi chúng ta hay tiếp xúc với mèo.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Bí quyết xử lý khi bị say cà phê hiệu quả, đơn giản nhất

Hướng dẫn cách nhận biết, xử trí đúng khi bị côn trùng bay vào miệng

Hướng dẫn cách xử lý khi bị dị vật bay vào mũi chuẩn xác

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị côn trùng bay vào mắt

Cách xử trí khi bị dị ứng lông chó chuẩn xác

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị nước tiểu bọ xít bắn vào mắt

Dị ứng phấn hoa: cách phòng ngừa chuẩn

Bị dị ứng lông mèo nên làm gì, cách phòng ngừa chuẩn

Cách xử trí khi bị bọ xít hút máu cắn và mẹo phòng ngừa

Kinh nghiệm xử trí khi bị kiến cắn chuẩn xác