Bệnh đục thủy tinh thể ở chó: nguyên nhân, cách phòng ngừa

28/04/2021 11:27

Nguyên nhân nào gây bệnh đục thủy tinh thể ở chó, dấu hiệu và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả bệnh đục thủy tinh thể ở chó.

Bệnh đục thủy tinh thể ở chó là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm ảnh hưởng đến tầm nhìn của chó khiến chó bị giảm thị lực dần dần và dẫn đến mất thị lực ảnh hưởng đến cuộc sống của chó. Nguyên nhân nào gây bệnh đục thủy tinh thể ở chó. Dấu hiệu và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả bệnh đục thủy tinh thể ở chó.

Bệnh đục thủy tinh thể ở chó là gì?

Đục thủy tinh thể ở chó chỉ tình trạng đục tại thấu kính tinh thể của mắt. Có thể mắt của chó bị đục hoàn toàn hoặc đục một phần. Khi thủy tinh thể mắt bị che khuất ánh sáng truyền qua võng mạc sẽ bị ngăn lại, dẫn đến mất thị lực. Đục thủy tinh thể thường xảy ra ở chú chó lớn tuổi, chó già, bị bệnh hoặc bị chấn thương ở mắt.

Đục thủy tinh thể được hình thành do chất lỏng, protein từ ống kính mắc. Đục thủy tinh thể thay đổi dần dần theo từng tháng hoặc từng năm từ ít vẩn đục đến lúc vẩn đục trắng phủ hết mắt của chó.

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể ở chó

Hầu hết các trường hợp đục thủy tinh thể do di truyền nhưng có thể chó bị đục thủy tinh thể do các nguyên nhân khác dưới đây:

Chó bị viêm mắt

Chó bị viêm mắt hay còn gọi là viêm màng bồ đào. Khi màng bồ đào, có chứa các mạch máu bị viêm có thể gây ra tình trạng đau đớn, ảnh hưởng đến mống mắng và mô đồng tử xung quanh, nguy hiểm đến tầm nhìn của chó

Chó bị bệnh tiểu đường:

Khi chó bị tiểu đường (đái tháo đường) nồng độ glucose trong ống kính tăng vượt mức và chuyển đổi thành sorbitol, gây ra sự gia tăng dòng chảy của nước vào ống kính. Sự gia tăng nước trong ống kính gây nên sự cố của các sợi ống kính và hình thành nên đục thủy tinh thể.

Thoái hóa võng mạc

Thoái hóa võng mạc cũng là nguyên nhân gây tình trạng đục thủy tinh thể ở chó.

Chó bị điện giật

Chó bị điện giật nho nhai, cắn giây điện, các đồ thiết bị điện tử trong nhà chứa điện khiến chó bị chấn thương bỏng các vị trí ở cơ thể như: lông, miệng, mắt

Chấn thương ở mắt:

Chó bị chấn thương ở mắt do tai nạn, vật sắc nhọn như gai nhỏ đam vào mắt làm hỏng ống kính khiến cho đục thủy tinh thể phát triển.

Đục thủy tinh thể do một số nguyên nhân khác như: lão hóa của tuổi già, mức độ thấp bất thường của lượng canxi trong máu, chó tiếp xúc với hóa chất, bức xạ,…

Dấu hiệu nhận biết chó bị bệnh đục thủy tinh thể

Khi chó bị đục thủy tinh thể bạn có thể dễ dàng phát hiện bằng cách nhìn và quan sát mắt chó sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

+ Mắt chó xuất hiện những vẩn đục, đốm đục màu trắng, xám, xanh ở trong mắt, vẩn đục đó lớn dần lên và bao phủ toàn bộ mắt.

+ Mắt chó bị mờ, suy giảm thị lực, khó khăn khi nhìn các vật ở xa

+ Chó gặp khó khăn trong việc bắt thức ăn, đồ chơi

+ Chó thường dùng mũi để hít, ngửi thức ăn thay vì nhìn thức ăn như thông thường

+ Di chuyển chậm chạp, đi kiểu dò dẫm nhất là trong ánh sáng yếu

+ Chó bị đục thủy tinh thể do đái tháo đường sẽ có biểu hiện như sụt cân, đi tiểu thường xuyên, khát nước quá mức,…

+ Mắt của chó bị ẩm ướt hơn bình thường

Điều trị bệnh đục thủy tinh thể ở mắt chó

Sau khi phát hiện những triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể hãy đem chó đến bác sĩ thú y để thăm khám, kiểm tra. Đục thủy tinh thể là một loại rối loạn nếu không được điều trị nhanh có thể dẫn đến mỳ lòa ở một hay cả hai mắt ở chó. Nếu đục thủy tinh thể do đái tháo đường, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh gây nguy hiểm đến tính mạng của chó.

Tùy thuộc vào tình trạng đục thủy tinh thể mà bác sĩ có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc phẫu thuật, uống thuốc.

+ Phẫu thuật: Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả nhất nhưng tốn nhiều chi phí

+ Thuốc uống: Để điều trị đục thủy tinh thể ở dạng nhẹ các bác sĩ thú y có thể cho chó uống thuốc một số loại thuốc chuyên dụng, tình trạng đục thủy tinh thể sẽ được cải thiện, giảm được chi phí

+ Thuốc nhỏ mắt được chỉ định để điều trị đục thủy tinh thể ở chó

Phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể ở chó

+ Cho chó đi kiểm tra mắt thường xuyên để sớm phát hiện những bất thường ở mắt

+ Sử dụng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng cho chó để vệ sinh mắt hàng ngày hoặc sau khi chó tiếp xúc với bụi bẩn, môi trường ô nhiễm, đất cát

+ Nếu nghi ngờ chó đang bị suy giảm thị lực hãy mang chó đi kiểm tra sớm

+ Bổ sung Omega-3 trong thực đơn hàng ngày cho chó. Cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng, hợp vệ sinh cho chó.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Bệnh đau mắt đỏ ở chó: nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

+ Bệnh viêm kết mạc ở mèo: ảnh hưởng, lây sang người không?

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác