Bật mí cách lái xe ô tô qua đường sắt an toàn, tránh nguy hiểm

25/11/2021 11:10

Kinh nghiệm cách lái xe ô tô qua đường sắt an toàn, tránh nguy hiểm

Bật mí cách lái xe ô tô qua đường sắt an toàn, tránh nguy hiểm

Khi di chuyển qua đường sắt khá nhiều tài xế chủ quan, nóng vội hoặc do ý thức chưa cao khiến các vụ tai nạn ô tô đường sắt vẫn xảy ra thường xuyên. Để đảm bảo an toàn khi lái xe ô tô qua đường sắt các tài xế hãy lưu ý đến một số yêu cầu sau đây

Mức xử phạt khi vi phạm giao thông đường sắt

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, người điều khiển ô tô sẽ bị xử phạt từ 3-5 triệu đồng, hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1-3 tháng đối với các lỗi vi phạm sau:

+ Lỗi vượt rào chắn khi rào chắn đang dịch chuyển

+ Lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác chắn

+ Lỗi vượt đường ray khi đèn đỏ đã bật sáng

Những điều quan trọng cần nhớ khi lái xe ô tô qua đường sắt

Thường các vụ tai nạn, va chạm đường sắt xảy ra trên các điểm giao thông cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ mà chủ yếu tại các lối đi dân sinh tự mở trái phép qua đường sắt. Khi các vụ tai nạn xảy ra do nhiều yếu tố không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn gây thiệt hại về con người, ảnh hưởng lưu thông vận chuyển hàng hóa đi khắp các nơi khác, hành khách ngồi trên tàu,…Do đó, khi lái xe ô tô qua đường sắt hãy nhớ những điều quan trọng dưới đây để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Quy định Luật Giao thông đường bộ đã nêu rõ, ở những đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, phương tiện đường sắt sẽ được quyền ưu tiên đi trước, phương tiện đường bộ phải nhường đường. Do đó khi thấy biển báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt, người lái xe cần giảm tốc độ và quan sát hệ thống báo hiệu phía trước.

Nơi không có đèn báo hiệu, rào chắn, chuông báo hiệu

Những nơi không có đèn tín hiệu, rào chắn, chuông báo hiệu khi di chuyển qua đường sắt hãy chú ý quan sát hai phía. Chỉ lái xe qua đường sắt khi chắc chắc không có tàu từ xa. Ngược lại khi tàu đang đến gần hãy dừng khoảng cách tối thiểu cách với đường ray tàu là 5m. Đến khi tàu chạy qua hoàn toàn thì quan sát hai phía lần nữa, nếu thấy an toàn mới cho xe chạy qua để đảm bảo an toàn, tránh nguy hiểm.

Nơi có rào chắn

Thường các khu vực giao nhau giữa đường bộ, đường sắt sẽ có những đèn báo, rào chắn, chuông báo hiệu cho các chủ phương tiện được biết. Khi di chuyển đến đường sắt nếu tài xế thấy đèn tín hiệu màu đỏ bật sáng, chuông báo reo lên cần giảm tốc độ và dừng xe cách rào chắn một khoảng cách an toàn. Chỉ đi qua đường sắt khi rào chắn đã được mở hết, đèn cùng với chuông báo hiệu tắt.

Nơi không có rào chắn, chỉ có đèn báo hiệu

Một số nơi giao nhau giữa đường sắt, đường bộ không được trang bị rào chắn để cảnh báo chỉ có đèn báo, chuông báo hiệu. Khi di chuyển đến những nơi giao nhau như vậy thấy đèn báo bật sáng, chuông báo hiệu reo lên thì cần chủ động cho xe dừng lại không chủ quan tự ý lái xe vượt qua để hạn chế va chạm với tàu hỏa. Khi dừng xe khoảng cách tối thiểu cách với đường ray tàu là 5m. Chỉ di chuyển xe qua đường ray khi đèn báo, chuông báo hiệu đã tắt, tàu hỏa đã đi qua.

Không cố tình vượt khi đèn có đèn hay chuông báo hiệu

Khi có rào chắn, đèn báo hoặc chuông báo hiệu vang lên cảnh báo tàu hỏa sắp đi tới người điều khiển xe ô tô không cố tình vượt qua đường sắt hoặc không cố vượt qua đường sắt dù rào chắn chưa hạ hết hoặc không có rào chắn. Bởi có nhiều vụ tai nạn đã xảy ra do xe cố tình vượt qua đường sắt dù hệ thống báo hiệu đã bật.

Không băng qua khi bên kia đang kẹt xe

Khi quan sát thấy phía bên kia đường bộ giao nhau với đường ray có tình trạng kẹt xe, tắc nghẽn giao thông không lái xe ô tô băng qua đường sắt. Bởi rất có thể tình trạng kẹt xe kéo dài, khả năng cao xe ô tô của chúng ta sẽ phải đứng giữa đường sắt để chờ đợi. Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi xe lửa có thể di chuyển đến bất cứ lúc nào gây ra tai nạn, thương vong có thể xảy ra.

Do vậy, trước khi băng qua đường sắt nên quan sát phía bên kia chỉ vượt sang khi đường thông thoáng, nếu đường bị ùn tắc, không đảm bảo khoảng cách an toàn với đường ray thì tuyệt đối không lái xe qua mà dừng xe  lại để đợi đến khi hết tắc nghẽn hoặc đủ khoảng cách an toàn với đường ray

Quan sát kĩ trước khi qua đường

Khi lái xe ô tô kể cả không có tín hiệu dừng khi lái cũng cần quan sát trước sau để chắc chắn đường sắt thông thoáng, không có chướng ngại vật chắn đường.

Thường đường sắt sẽ được thiết kế cao hơn so với mặt đường bình thường khi lái xe vượt qua đường sắt, tài xế phải nhấn ga nhanh, dứt khoát để tránh việc xe bị mắc kẹt giữa đường sắt gây nguy hiểm, ảnh hưởng các phương tiện khác. Một số dòng xe ô tô số sàn cần phải chuyển về số thấp để xe có đủ lực băng qua đường sắt

Xe ô tô chết máy giữa đường ray tàu hỏa phải làm sao?

Khi di chuyển qua đường sắt xe ô tô gặp tình trạng hư hỏng, xe chết máy giữa đường ray cần phải giữ bình tĩnh thực hiện theo các quy trình sau:

Bước 1: Giữ bản thân thật bình tĩnh, vì khi tâm lý mất ổn định sẽ dễ dàng dẫn đến các thao tác xử lý tình huống sai lệch và gây nguy hiểm

Bước 2: Nếu đã cố gắngkhởi động xe nhiều lần nhưng vẫn không thành công, xe vẫn tắt máy cần nhanh chóng rời khỏi xe ngay cũng như đưa tất cả những người khác rời khỏi xe để đảm bảo an toàn, tránh nguy hiểm.

Bước 3: Cần lập tức thông báo cho nhân viên gác chắn. Nếu đoạn đường xe xảy ra sự cố không có nhân viên gác chắn thì cần nhanh chóng đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 m về cả hai phía để thông báo cho người lái tàu

Bước 4: Đồng thời tìm cách liên hệ với đơn vị quản lý đường sắt, nhà ga gần nhất hay lực lượng chức năng địa phương để nhận được sự giúp đỡ.

Trong trường hợp không có nhân viên gác chắn thì cần nhanh chóng đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 m về cả hai phía để thông báo cho người lái tàu. Đồng thời tìm cách liên hệ với đơn vị quản lý đường sắt, nhà ga gần nhất hay lực lượng chức năng địa phương.

Bước 5: Tìm mọi cách nhanh chóng đưa xe ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt, có thể kêu gọi mọi người xung quanh giúp đỡ nếu không thấy tàu hỏa tới gần

Lưu ý:

+ Khi tàu hỏa đến gần xe vẫn chưa được di dời khỏi đường ràu cần nhanh chóng tránh xa khỏi đường ray càng nhanh càng tốt

+ Tuyệt đối không cố níu lại để mang theo bất cứ thứ gì trong xe

+ Tuyệt đối không được chạy theo hướng tàu đang đến mà phải chạy ngược lại. Bởi trường hợp khi xảy ra va chạm thì những mảnh vỡ vụn; khi tàu đâm vào chướng ngại vật sẽ có khả năng làm bạn bị thương

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Những sai lầm cần tránh khi lái xe cạnh xe tải, xe container

Bật mí cách lái xe ô tô lên xuống phà an toàn, đơn giản

Điểm mù trên xe ô tô: cách khắc phục hiệu quả

Bật mí những nguyên tắc cần nhớ khi lái xe trên cao tốc đảm bảo an toàn

Danh sách số điện thoại cứu hộ ô tô, bật mí kinh nghiệm gọi cứu hộ ô tô

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Kỹ năng lái xe qua ổ gà tránh làm hư hại xe ô tô

Vì sao không dùng ga tự động khi lái xe tô tô trời mưa

Hệ thống chống trộm trên xe ô tô hoạt động như nào, cách tắt còi chống trộm

Kinh nghiệm mua cảm biến áp suất lốp xe ô tô: Cấu tạo, cách lắp chuẩn

Bật mí việc nên, không nên làm khi vượt ô tô cùng chiều, cách vượt an toàn

Những vị trí ngồi an toàn nhất, nguy hiểm trên xe ô tô bạn nên biết

Kinh nghiệm di chuyển xe qua đường lầy lội, cách xử lý khi xe bị lún

Bật mí cách lái xe ô tô qua đường sắt an toàn, tránh nguy hiểm

Bơm nước làm mát ô tô bị hỏng: dấu hiệu, cách khắc phục

Những sai lầm cần tránh khi lái xe cạnh xe tải, xe container