Bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm khi bị nhà sập
Kỹ năng thoát hiểm khi nhà bị sập
Nguyên nhân khiến nhà bị sập
+ Thiết kế móng thiếu sót, không đáp ứng được trọng tải của ngôi nhà đặc biệt những ngôi nhà xây trên nền đất mượn, kết cấu không chắc chắn, ao hồ,…. khiến ngôi nhà bị sập.
+ Thi công không có bản vẽ thiết kế
+ Cải tạo, nâng tầng không có thẩm định kết cấu cũ của ngôi nhà từ kiến trúc sư
+ Kết cấu các phần của ngôi nhà không ăn khớp phù hợp và thống nhất là nguyên nhân khiến nhà bị sập.
+ Chất lượng công trình kém, cắt giảm vật liệu
+ Nguyên nhân do yếu tố khác như: bão lũ, động đất, sóng thần, bom,…
Kỹ năng thoát hiểm khi nhà bị sập, đổ
Những vụ nhà bị sập thường xảy ra rất nhanh, bắt buộc chúng ra phải hành động thật nhanh gọn không được phép chần chừ. Khi sự việc xảy ra hầu hết mọi người sẽ bị nỗi sợ chi phối và có những quyết định sai lầm khiến bạn càng gặp nguy hiểm.
Giữ bình tĩnh, tránh hoảng loạn
Hãy giữ bình tĩnh, tránh hoảng loạn, la hét khi bị mắc kẹt trong đống đổ nát. Hãy giữ lại năng lượng và chỉ mở miệng kêu cứu khi bạn biết cứu hộ ở gần vị trí bạn nhất. Điều này không chỉ giúp bạn giữ lại sức lực mà giúp bạn ngăn ngừa khói bụi chui vào phổi gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Hãy kiểm tra xem cầu thang bộ gần nhất ở đâu và tuyệt đối tránh xa thang máy. Nếu bị kẹt trong đống đổ nát, hãy ẩn náu dưới góc nhà hoặc bên dưới các vật dụng che chắn.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Kiểm tra toàn bộ cơ thể
Kiểm tra toàn bộ cơ thể có bị chấn thương hay không giúp bạn thuận lợi trong quá trình thoát khỏi đống đổ nát.
Nếu bị chấn thương khi di chuyển hết sức cẩn thận tránh bị bụi bẩn, các vật sắc nhọn chạm vào vết thương. Dùng vải sạch băng bó các vết thương tránh vết thương chảy máu, nhiễm trùng.
Sử dụng đèn pin, điện thoại di động phát tín hiệu cầu cứu
Kiểm tra xung quanh nếu thấy điện thoại, đèn pin hay bất cứ thứ gì có thể chiếu sáng hãy nhanh chóng phát tín hiệu cầu cứu đến lực lượng cứu hộ để có thể tìm đến vị trí bạn mắc kẹt nhanh nhất. Ánh sáng có thể đi xuyên qua mọi vật và được phát hiện khá dễ dàng, nhất là ánh sáng máy ảnh hoặc đèn pin.
Tránh những cử động không cần thiết
Nếu bạn bị mắc kẹt dưới đống đổ nát bị đè bởi các vật cồng lềnh, những mảnh vụn đừng cố gắng cử động mà hãy nằm yên một chỗ. Nếu di chuyển các vật nặng này sẽ khiến bạn bị thương, hoặc tiếp tục đổ sập xuống nhiều hơn.
Nếu bắt buộc phải di chuyển hãy làm thật chậm di chuyển thật nhẹ nhàng.
Cẩn thận những gì bạn hít vào
Khi nhà bị đổ sập xung quanh bạn sẽ là những lớp bụi, mảnh vỡ sắc bén nếu bạn hít vào sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc hô hấp hoặc các biến chứng với những cơ quan nội tạng. Hãy sử dụng chiếc khăn, mảnh vải, áo hay bất cứ thứ gì có trong tay bịt mũi lại để tránh hít phải bụi.
Gõ vào tường và đường ống
Nếu bạn có thể gõ vào tường hoặc ống nước thì khả năng sống sót sẽ tăng cao. Các đội cứu hỏa và chó đặc vụ được rèn luyện kỹ càng để phát hiện âm thanh.
Gõ một ống có thể vang tới các ống khác, điều này sẽ khiến họ tìm thấy bạn dễ dàng hơn.
Hãy tin tưởng vào lực lượng cứu hộ đến cứu giúp bạn.
Chứng kiến nhà đổ, nhà sập phải làm sao?
Bước 1: Khi chứng kiến vụ tai nạn nhà sập hãy gọi ngay đến số 114 để lực lượng cứu hộ có mặt để cứu giúp những người bị nạn ra khỏi đống đổ nát. Cung cấp vị trí địa điểm vụ tai nạn cho lực lượng cứu hộ.
Bước 2: Nếu thấy người bị nạn có thể giải cứu được hãy khẩn trương giúp đỡ
Bước 3: Dùng xà beng, bía, rìu, dây buộc, phao, nẹp,…để đưa người bị nạn ra ngoài
Bước 4: Trấn an tinh thần người bị nạn trong sự cố
Bước 5: Đón xe lực lượng cứu nạn
Bước 6: Cung cấp thêm thông tin liên quan đến sự cố
Bước 7: Thực hiện các nhiệm vụ, công tác cứu hộ người bị nạn khi được yêu cầu.
Suckhoecuocsong.vn/TH