Bạn đã biết cách xử lý cơ bản khi bị ong đốt?

02/04/2018 15:53

Cách xử lý khi bị ong đốt

Có một điều rất khó giải thích là có người bị đủ các loại côn trùng như ong, rết…đốt, cắn. Tuy nhiên cũng có những người cả đời chẳng bị “tai họa” gì. Dù vậy, trong cuộc sống kể cả có bị côn trùng đốt, cắn hay không thì cũng cần biết các kỹ năng cơ bản để hỗ trợ những người xung quanh khi sự việc xảy ra. 

Ong đốt tác động đến cơ thể như thế nào?

Ong là loài côn trùng rất phổ biến, có thể dễ dàng gặp ở các vườn hoa, công viên, thậm chí ngay cả chính trong ngôi nhà của mình. Có nhiều loại ong gây nhiễm độc cho người khi chẳng may bị chúng đốt như: ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật...

Trên thực tế, một vết ong đốt lành tính nhưng cũng có thể khiến nhiều người mất mạng. Vì vậy đánh giá mức độ ong đốt để điều trị ở nhà hay đưa tới bệnh viện cấp cứu là một kỹ năng vô cùng quan trọng.

Theo các chuyên gia, hầu hết các vết ong đốt thường vô hại. Tuy nhiên, có nhiều người bị dị ứng với các vết ong đốt và có thể dẫn tới sốc phản vệ, nguy hiểm tới tính mạng.

Theo Bệnh viện Mayo (Mỹ), khi đốt chúng ta đồng nghĩa với việc con ong đã tiêm chất độc chứa những loại protein tác động đến tế bào da và hệ miễn dịch của cơ thể người qua ngòi đốt của nó, gây đau đớn và trạng thái sưng xung quanh vùng bị đốt. Những người bị dị ứng chính là những người có hệ miễn dịch phản ứng lại với nọc ong.

Cách xử lý khi bị ong đốt

Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh và nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công.

Bác sĩ John Torres, phóng viên Y tế của đài NBC (Mỹ) khuyến cáo yếu tố đầu tiên cần phải chú ý là tình trạng sưng ở trên mặt: Nếu vết sưng nhỏ và chỉ đỏ ở nơi bị đốt; Không có phản ứng dị ứng thì xử lý tại nhà với các bước sau đây:

- Lấy nhíp rút ngòi ong đốt ra càng sớm càng tốt.

- Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm; bôi dung dịch sát trùng như povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần.

- Sử dụng túi túi chườm đá để giảm tình trạng sưng viêm.

- Uống nhiều nước để loại thải các độc tố; chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng…

Lưu ý tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan rộng. Trường hợp không đỡ, có thể dùng thuốc Benadryl để giảm sưng vết thương.

Đối với các trường hợp khi bị sưng ở mặt và nhiều vết ong đốt nằm ở phần khác của cơ thể. Đặc biệt, bị sưng ở môi, lưỡi, họng hoặc mắt cần gọi xe cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời bởi nếu vết sưng quá lớn trên mặt, mũi có thể lan tới họng khiến người bị ong đốt không thể thở được và sẽ đe dọa đến tính mạng. Vì vậy những trường hợp bị ong đốt nhiều trên mặt và cơ thể cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Theo thống kê của bệnh viện Mayo cho thấy, khả năng những người bị dị ứng nghiêm trọng với vết ong đốt gặp phải phản ứng quá mẫn ở lần bị đốt tiếp theo là từ 30 - 60%. Do đó, nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng thì hãy nói chuyện với bác sĩ về những biện pháp ngăn ngừa (dùng EpiPen – một loại bút tiêm epinephrine để điều trị tình trạng sốc phản vệ) để giảm bớt những phản ứng này nếu bạn không may bị ong đốt ở lần tiếp theo.

Theo NBC News & Soha.vn

Các tin khác

Nhận biết ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết và cách xử lý

Ngộ độc thịt cóc: nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí chuẩn nhất

Ngộ độc trà sữa dấu hiệu nhận biết, cách xử lý chuẩn

Kỹ năng sơ cứu người bị ngạt khói trong hỏa hoạn

Ngộ độc sắn, say sắn: triệu chứng, cách xử lý chuẩn nhất

Kỹ năng xử lý khi mắc kẹt trong thang máy bị mất điện đột ngột

Dạy con trai thành tài bằng 9 bài học ngay từ nhỏ

Người đọc sách thường có khi chất thế nào

13 lời nhắn nhủ giúp bạn "thức tỉnh" trước khi quá muộn

10 câu nói khiến bạn nỗ lực không ngừng