9 quy tắc ứng xử của người khôn ngoan nên học
9 quy tắc ứng xử của người khôn ngoan
9 quy tắc ứng xử của người khôn ngoan
Kiểm soát cảm xúc
Vui, buồn, nóng, giận là những cảm xúc của bạn, không có cớ gì bạn bắt người khác phải “chịu trận”. Than vãn là những suy nghĩ tiêu cực, nó cũng sẽ khiến những người bên cạnh bạn rất mệt mỏi. Vì vậy duy trì bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc là kỹ năng cần có, cần được tu dưỡng để có những mối quan hệ tốt đẹp, để hạnh phúc và thành công. Đây là kỹ năng quan trọng mà rất nhiều người bỏ qua nhưng nó lại là quy tắc của người khôn ngoan. Nóng giận mất không, dễ hỏng việc
Tôn trọng sự im lặng
Trong nhiều trường hợp im lặng thay một câu trả lời. Có thể là đồng ý, có thể là miễn cưỡng đồng ý hoặc cũng có thể là không là để biểu thị một sự từ chối “lịch sự”. Nếu khách hàng hay đối tác không trả lời tin nhắn của bạn đến lần thứ 2 thì hãy thay đổi chiến thuật khôn ngoan, đừng chèo kéo nữa.
Biết lắng nghe
Nghe để có thông tin, nghe để hiểu, để có sự cảm thông, chia sẻ, nghe để biết đâu là đúng, đâu là sai, nghe để có thể có được nhưng câu hỏi đúng. Vậy lắng nghe rất quan trọng, đôi khi nó còn quan trọng hơn nói.
Không kể lể chuyện của mình
Một thực tế phũ phàng là: phần lớn mọi người không thích nghe chuyện không liên quan đến mình. Nếu muốn nhanh chóng tạo thiện cảm với khách hàng, đừng nói quá nhiều về bản thân mà nên gợi ý để họ được nói về chính họ trước.
Đừng hỏi những thứ mình dễ dàng tìm hiểu được
Học hỏi người khác là tốt, nhưng có những câu hỏi bạn không nên hỏi: thứ dễ dàng tra google, thứ đơn giản đến mức cơ bản, và những câu hỏi mang tính đời tư cá nhân. Đưa ra những câu hỏi như vậy bạn sẽ bị đối phương đánh giá là người lười biếng, không tự thân vận động, không trân trọng thời gian người khác, tọc mạch đời tư…
Nhớ tên người khác
Nhớ tên người khác là phép lịch sự, nhất là đồng nghiệp Nếu không, đối phương sẽ cảm thấy bạn không xem trọng họ.
Đừng phê bình ai đó gay gắt trước mặt nhiều người
Không ai thích nghe phê bình cả, đặc biệt là trước mặt nhiều người, điều đó có thể khiến họ cảm thấy đả kích rất lớn. Nếu không hiểu rõ về những gì họ làm, đừng nên mở miệng phê bình. Nếu họ làm sai và muốn lấy làm gương cho người khác, cũng nên dùng từ nhẹ nhàng nhưng lý lẽ rõ ràng, chứ không nên vạch lá tìm sâu, liên tục nhắc lại lỗi lầm của họ.
Hẹn phải đúng giờ, nếu lỡ trễ hẹn phải nói thật
Muốn đối phương tôn trọng bạn, trước hết bạn cần tôn trọng đối phương. Đúng giờ là phép lịch sự tối thiểu. Hơn nữa, nếu bạn lỡ hẹn thì phải thông báo lý do chính đáng và đúng thời gian sẽ đến, tuyệt đối không nuôi dưỡng thói quen nói dối như là “5 phút nữa sẽ đến” nhưng thực tế vẫn chưa bước chân ra khỏi nhà.
Được khen chớ đắc ý, bị chê đừng thất vọng
Bạn không thể làm vừa ý tất cả mọi người, và không phải ai nói gì cũng đúng. Thiên hạ khen chê là chuyện thường tình, tốt nhất là không nên vin vào đó mà nhìn nhận bản thân. Việc mình làm tự biết là tốt hay dở, mỗi ngày cố gắng trở thành một chính mình tốt hơn là được rồi.
Cảnh giác với những người đột nhiên nối lại quan hệ
Một người đã lâu không trò chuyện, không thân thiết lắm, tự dưng nhắn tin gọi điện muốn nối lại quan hệ với bạn, thì phần nhiều rơi vào 3 trường hợp: nhờ vả, mời mọc, vay tiền. Với họ, nhắm có thể giúp thì giúp, cảm thấy nghi ngờ thì từ chối luôn, không nên quá câu nệ sợ mất lòng.
suckhoecuocsong.vn