Vũ khí bí mật giúp ốc sên có thể bò qua lưỡi dao cạo không gặp bất cứ vấn đề gì
Vậy bí mật của loài ốc sên là gì mà có thể giúp chúng không hề hấn gì?
Hẳn khá nhiều người thắc mắc làm sao những con ốc sên có thể bò qua lưỡi dao cạo sắc lẹm mà không hề gặp phải bất cứ vấn đề gì kể cả một vết xước trong khi đó nếu chẳng may vô định chạm phải là chúng ta bị thương. Vậy bí mật của loài ốc sên là gì mà có thể giúp chúng không hề hấn gì?
Điều bí mật chính là ở kích thước
Nhiều người sẽ không tin nhưng điều đó cực kỳ chính xác bởi so với con người ốc sên nhẹ hơn nhiều.
Nếu như một lực có cường độ bằng 5N là đủ lưỡi dao cứa đứt tay chúng ta và thân hình của ốc sên. Nhưng trong khi chúng ta có thể tạo ra lực nhỏ như vậy một cách dễ dàng, ốc sên lại không thể làm được. Khi trượt qua lưỡi dao, trọng lượng của ốc sên còn không đến 5N nên hiển nhiên là chúng bò qua lưỡi dao một cách an toàn.
Ốc sên có thể bò qua lưỡi dao cạo an toàn.
Thêm vào đó, ta đều biết rằng áp lực phụ thuộc nhiều vào diện tích bề mặt tác dụng lực:
Chúng ta có kích thước lớn nên độ dày của lưỡi dao đối với ta là rất nhỏ. Ốc sên có kích thước bé hơn nên độ dày này đối với chúng là khá lớn.
Hãy tưởng tượng khi bạn đứng bên cạnh con dao của một người khổng lồ to hơn mình gấp 1000 lần – bạn sẽ thấy một bức tường. Lưỡi dao sắc đối với họ lại chẳng sắc chút nào đối với ta, tất cả là do tương quan kích thước.
Như vậy do lực tác dụng nhỏ, diện tích bề mặt tác dụng lực lại lớn, nên kết quả là lực cứa lên ốc sên thực chất rất nhỏ. Vậy nên dĩ nhiên là chúng vô sự khi bò qua lưỡi dao rồi.
Bí mật thực sự chính là chất nhầy của ốc sên
Kích thước nhỏ hơn con người là một chuyện bí mật thực sự của loài ốc sên không gặp phải bất kỳ vấn đề nào khi bò qua lưỡi dao lam sắc lẹm ấy chính là chất nhầy.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết ốc sên có các tuyến tiết ra nhiều loại chất nhờn có tính chất khác nhau tùy thuộc vào mục đích của chúng. Thành phần của tuyến nhờn này gồm 91% - 98% là nước, còn lại là các phân tử đường và protein. Liên kết trong khối chất có thể bẻ gãy và tái hình thành liên tục, khiến cho chất nhờn vừa ổn định lại vừa linh hoạt.
Loại nhớt bao quanh cơ thể ốc khá đặc để giữ không cho ốc sên bị mất nước qua da, loại nhớt dưới "chân" thì lỏng nhưng dính hơn giúp việc leo trèo dễ dàng và giảm ma sát với mặt đất,... Chính vì vậy những chất nhầy này bảo vệ cơ thể ốc sên một cách tuyệt đối khi ốc sên bò qua lưỡi dao lam sắc lẹm. Hiện nay, tại lĩnh vực làm đẹp chất nhầy của ốc sên được bổ sung vào các mỹ phẩm trong việc chăm sóc da.
Nhưng có phải ốc sên thấy đau nhưng vẫn cố chịu?
Nhưng khoa học chứng minnh hoài vật bậc thấp như ốc sên không cảm thấy đau như chúng ta nhưng chúng cũng có sự cảm ứng thần kinh ở mức độ nhất định. Chẳng hạn như khi ta vô tình chạm tay phải hay khi ốc sên trót dính vào muối, chúng sẽ ngay lập tức rụt lại vì coi đây là một mối nguy hiểm. Vậy nên chúng sẽ chẳng cảm thấy đau khi bò qua lưỡi dao cạo.
Suckhoecuocsong.com.vn/Theo helino