Về Tiền Giang chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

09/09/2019 10:17

Khám phá Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, Tiền Giang

Tiền Giang không chỉ nổi tiếng với chợ nổi Cái Bè, vườn trái cây chĩu quả, chùa Vĩnh Tràng,… mà nơi đây còn có một địa danh vô cùng nổi tiếng khác đó chính là Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác. Nơi đây sở hữu kiến trúc độc đáo được ví như “tiểu Ấn Độ” tại Việt Nam, được rất nhiều các bạn trẻ đến đây check in, khám phá.

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác nằm tại ấp 1 xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Thiền viện được khởi công xây dựng vào năm 2012 theo mô hình truyền thống của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử trực thuộc danh bộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Hướng dẫn di chuyển đến Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Sài Gòn: Nếu bạn di chuyển từ Sài Gòn đến Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác bạn sẽ đi đến ngã ba Trung Lương, rẽ phải về hướng cầu Mỹ Thuận, đi khoảng 6 km đến xã Long Định (huyện Châu Thành) thì rẽ phải. Đi tiếp 10 km thì đến thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước; đi thẳng vào đường Tràm Mù thêm 10 km nữa sẽ có bảng chỉ dẫn tới thiền viện là tới.

Long An: Từ thị xã Tân An bạn đi vào quốc lộ 62 đi thẳng, qua một cây cầu cao cổ kính, tới ngã tư đèn xanh đỏ thứ nhất thì rẽ trái vào  tỉnh lộ ĐT867. Tới đường Tràm Mù đi thêm 10 km nữa sẽ có bảng chỉ dẫn tới thiền viện.

Tiền Giang: Từ trung tâm tỉnh Tiền Giang bạn di chuyển theo hướng từ ngã ba Trung Lương trên Quốc lộ 1A, theo hướng Tây 6km, đến Long Định, di chuyển tiếp đến thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước. Sau đó, tiếp tục đi tkhoảng 10km nữa thì tới được Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Vài nét về Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang chấp thuận cho khởi công xây dựng ngày 28 tháng 4 năm 2012 được xây dựng theo mô hình truyền thống của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử trực thuộc danh bộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang.

Thiền viện được xây dựng trên diện tích đất là 30 ha ban đầu và được người dân hiến tặng thêm 20ha nên có tổng hiện tích đất là 50 hecta. Do xây dựng trên khoảng đất trình có cao độ thấp hơn mặt đường giao thông từ 2,5 - 3 mét, vì vậy công việc đầu tiên là phải đắp đê bao xung quanh với chiều cao 3,7 m để bơm cát vào để đạt đến cao trình xây dựng +3 m. Bốn đoạn đê bao quanh có tổng chiều dài lên tới 2.200 m với lượng đất đào đắp là 109.890 m³.

Kiến trúc độ đáo của Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Thiền viện được thiết kế gần giống với Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt. Trong quá trình xây dựng thiền viện đẹp, rộng rãi như hiện nay cũng nhờ vào công sức của các Phật tử. Khuôn viên bên ngoài Thiền viện có nhiều cây đại thụ, nhiều phiến đá tảng do các Phật tử hiến cúng.

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác có 2 khu vực biệt lập là nội viện và ngoại viện. Trong đó khu ngoại viện bao gồm nhiều hạng mục: Chánh điện, Tổ đường, Thiền đường, Giảng đường, Thư viện, Nhà Trưng bày, Lầu chuông,… với tổng diện tích hơn 47.000m vuông. Trong đó, Chánh điện của Thiền Viện có sức chứa lên đến hơn 3.000 người.

Bên cạnh đó Thiền viện có pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được tạc bằng đá ngọc, thếp vàng, cao 4,5m, nặng trên 30 tấn, do đích thân các nghệ nhân Myanmar chế tác.

Hiện tại Thiền viện vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các công trình như: vườn Lâm Tỳ Ni, Bồ Đề Đạo Tràng, vườn Lộc Uyển, Câu Thi Na.

Vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini, Nepal): Nơi được cho là hoàng hậu Mayadevi (Mada) đã sinh ra Siddhartha Gautama (Tất-đạt-đa), người sau này trở thành Phật Thích Ca và đã khai sinh ra Phật giáo.

Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh-Gaya, Ấn Độ): Nơi Tất-đạt-đa đã tọa thiền suốt 49 ngày đêm dưới tàng cây pipala (cây cổ thụ pipala sau này được đặt tên là cây Bồ Đề, có nghĩa là “giác ngộ”), trở thành Đức Phật.

Vườn Lộc Uyển (thánh địa Isipitana hay Sarnath, Ấn Độ): Nơi Đức Phật đã khai giảng bài pháp đầu tiên cho 5 anh em ông Kiều Trần Như trước kia cùng tu khổ hạnh với Ngài. Sự kiện này đã được gọi là “Chuyển Pháp Luân,” có nghĩa là Đức Phật chuyển bánh xe pháp đầu tiên đánh dấu một kỷ nguyên huy hoàng rực rỡ của một tôn giáo kéo dài bền vững trên 2500 năm cho đến nay.

Câu Thi Na (Kusinagara hay Kusinara, Ấn Độ): Nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhập niết bàn năm Ngài 80 tuổi dưới hai tàng cây Sa La.

 

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được ví như “tiểu Ấ Độ” thu nhỏ bởi kiến trúc nơi đây mang đậm phong cách Ấn Độ. Đến đây bạn sẽ dễ dàng bắt gặp được ở tòa tháp chính của ngôi chùa. Lớp sơn trắng toát lên vẻ uy nghi, cộng thêm những chi tiết, hoa văn chạm khắc tinh xảo bên ngoài. Không chỉ vậy, khi đến đây bạn sẽ cảm nhận được sự thanh bình, thấy lòng mình nhẹ nhàng khoan khoái.

Vào ngày Chủ nhật tuần thứ ba mỗi tháng, Thiền viện Trúc Lâm Giác Chánh thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt dành cho Phật tử. Mọi người có thể cúng viếng, tụng kinh, sám hối, nghe giảng pháp, ngồi thiền hay chỉ đơn giản là đến vãn cảnh, tìm chút bình yên sau những ngày tháng bận rộn vất vả của cuộc sống.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Khám phá rừng thông Bản Áng: những điều cần biết

Ghé thăm thung lũng mận Nà Ka, thiên đường hoa mận trắng

Kinh nghiệm khám phá bản Thung Cuông

Top những đặc sản nên mua về khi đi du lịch Sơn La

Du lịch Ngọc Chiến, Sơn La nên ăn món gì?

Top homestay Ngọc Chiến Sơn La đẹp mê hồn

Pomu Homestay Ngọc Chiến, Sơn La: giá phòng, điện thoại, chất lượng dịch vụ

Pearl Homestay Ngọc Chiến, Sơn La: giá phòng, điện thoại, chất lượng dịch vụ

Kinh nghiệm trải nghiệm suối khoáng nóng Ngọc Chiến - Sơn La

Ghé thăm bản Sông Moóc: Sapa thu nhỏ của Bình Liêu