Trồng cỏ ngưu mao chiên trong hồ thủy sinh, những điều cần lưu ý
Hướng dẫn cách trồng cỏ ngưu mao chiên cho hồ thủy sinh, các bước trồng cỏ ngưu mao chiên trong hồ thủy sinh
Cỏ ngưu mao chiên là loại cỏ thủy sinh có lá kim vô cùng đẹp cùng với màu xanh mướt của cỏ giúp tạo nên một bố cục tuyệt vời cho hồ thủy sinh. Nhưng làm thế nào để chăm sóc được cỏ ngưu mao chiên khỏe mạnh, phát triển tốt thì nhiều người chưa nắm rõ được. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cỏ ngưu mao chiên.
Cỏ ngưu mao chiên là loại cây thủy sinh tiền cảnh được trồng nhiều ở những hồ thủy sinh mang phong cách thảo nguyên, hoang dã. Khi được trồng trong hồ thủy sinh, cỏ ngưu mao chiên giống như một tấm thảm xanh bạt thu nhỏ trải đều trong hồ thủy sinh.
Cỏ ngưu mao chiên có tên khoa học là Eleocharis parvula hayDwarf Hairgrass, cỏ lùn. Loài cỏ thủy sinh này phân bố chủ yếu ở các khu vực Châu Âu, Bắc Phi, Châu Á, Châu Mỹ và Bắc Mỹ.Chúng có nhiều loại khác nhau nhưng đều có đặc điểm tương đối nhau/
Các loại cỏ ngưu mao chiên
+ Cỏ ngưu mao chiên lùn:
Cỏ ngưu mao chiên lùn có chiều cao dưới 5cm. Loại cỏ ngưu mao chiên lùn phát triển tốt trong điều kiện cung cấp CO2, độ phù hợp, ánh sáng và đầy đủ chất dinh dưỡng.
+ Cỏ ngưu mao chiên cao:
Loại cỏ ngưu mao chiên cao hay còn được biết đến với tên gọi khác là Hairgrass có chiều dàu khoảng 10-18cm, chiều rộng từ 1-1,5cm. Cỏ ngưu mao chiên cao phát triển tương đối chậm.
+ Cỏ ngưu mao chiên lùn xòe:
Cỏ ngưu mao chiên lùn xòe có chiều dài ngắn, uốn cong sát mặt đất, loại cỏ này được giới chơi thủy sinh ưa chuộng.
Hướng dẫn cách trồng cỏ ngưu mao chiên cho hồ thủy sinh
Nền trồng cỏ ngưu mao chiên:
Người chăm sóc có thể chọn phân nền Gex xanh, Akadama, ADA, Smekong 2. Cốt nền chúng ta có thể chọn cốt nền AQUABASE.
Ánh sáng:
Cỏ ngưu mao chiên cần ánh sáng mạnh để phát triển nhanh chóng. Nếu như chúng ta không cung cấp đủ ánh sáng cho chúng cỏ sẽ mọc xiên, hướng về phía có ánh sáng. Mỗi ngày chúng ta nên bật đèn khoảng 8 tiếng là đủ.
Nhiệt độ:
Cây phát triển khỏe mạnh khi nhiệt độ trong hồ khoảng 21 đến 28 độ
Nước:
Cỏ ngưu mao chiên có yêu cầu cao về chất lượng nước. Do đó, nước trồng cỏ ngưu mao chiên phải sạch, không lẫn tạp chất, cặn bẩn, chất hóa học. Do cỏ ngưu mao chiên là lá kim dễ bám bẩn nên phải trồng trong môi trường nước trong
Khi cỏ phát triển thành thảm dày chúng ta nên tăng cường tốc độ dòng chảy nhưng không quá mạnh.
Lưu ý: Nên tạo sóng đều trên bề mặt cỏ để ngăn không cho các chất thải từ cây thủy sinh, thức ăn thừa của cá cảnh, phân cá thải ra lắng đọng trên mặt cỏ. Nếu không sẽ làm phát sinh rêu hại phát triển.
Do đó, khi trồng nên hạ thấp mực nước. Mỗi khóm trồng cách nhau 1-2 cm, không nên trồng quá sâu.
Các bước trồng cỏ ngưu mao chiên trong hồ thủy sinh
Cỏ ngưu mao chiên không sinh sản bằng hạt giống, cỏ phát triển từ một củ được tách từ gốc cũ. Do đó, khi mua cỏ ngưu mao chiên nên cẩn thận tránh mua phải hạt cây giả.
Chuẩn bị cỏ ngưu mao chiên:
Cỏ sau khi mua về hãy rửa sạch để loại bỏ lớp bùn đất, chất bẩn. Chia nhỏ cỏ ngưu mao chiên thành những cụm nhỏ và để ngay ngắn, cắt bỏ rễ cũ chỉ để lại khoảng 1-1,5cm
Bước 1: Dùng nhíp kẹp nhẹ vào dễ của cỏ ngưu mao chiên và cắm xuống nền
Bước 2: Khi cắm cỏ không cắm thẳng đứng xuống dưới nền mà hãy cắm nghiêng một chút để cỏ trong quá trình nước vào cỏ không bị trồi lên. Khi cắm khoảng cách mỗi khóm cách nhau khoảng 3-4cm.
Bước 3: Sau khi kết thúc đổ nước ngập 2/3 bể thủy sinh sau đó hút và vớt đất bẩn đi một lần nữa. Tiếp đến, đổ nước vào ngập bể và bật lọc châm vi sinh.
Bước 4: Bật đèn khoảng 8 tiếng nhưng chia làm 2 lần bật đèn. Mỗi lần bật là 4 tiếng, thời gian bật đèn từ 6h sáng-10h sáng và từ 6h tối đến 10h tối.
Đặt ánh sáng đèn đều ở những nơi có cỏ ngưu mao chiên, bật đèn tuần đầu 7 tiếng/ngày rồi dần dần tăng dần lên.
Khí CO2
Cỏ ngưu mao chiên phát triển tốt thì hồ thủy sinh phải có CO2 nếu như không có co2 thì cây phát triển khá chậm, khí CO2 trong hồ khuyên dùng là 2-3g/1s
Ngưu mao chiên là lá kim rất dễ bám bẩn, nên yêu cầu khi trồng phải được trồng trong môi trường nước rất trong.
Trong quá trình mới setup hồ thủy sinh cỏ ngưu mao ciên dễ dính rêu hại nhất là rêu tóc nên người chăm sóc có thể thả các loại cá mún, tép mồi để tiêu diệt rêu tóc.
Ngoài ra, khi chăm sóc hãy thường xuyên kiểm tra xem cỏ có bị thối rữa hay vàng lá hay không. Những ngày đầu mới setup khả năng dư dưỡng rất cao vì vậy bạn không nên châm thêm bất cứ loại phân nước nào. Nếu cỏ có dấu hiệu rữa, vàng lá hãy hút bớt nước ra để cho lượng dư dưỡng đó được đào thải ngay ra môi trường. Nếu như có kết hợp nuôi chung với cá thì chỉ cần hút khoảng 30% nước sau đó châm lại vi sinh và thay đều trong 2 ngày tiếp theo để tránh cho cá bị sốc nước
Suckhoecuocsong.vn/TH