Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Bài 15 có đáp án: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

10/02/2022 14:04

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Bài 15 có đáp án chính xác: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Bài 15 có đáp án: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 1. Những sự kiện nào trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động sâu sắc nhất tới cách mạng Việt Nam?

A. Thành công của Cánh mạng tháng Mười Nga (1917) và sự thành lập Quốc tế cộng sản (2/1919).

B. Sự ra đời của các Đảng Cộng sản ở các nước châu Âu.

C. Hội nghị Véc-xai.

D. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.

Đáp án cần chọn là: A vì cách mạng tháng Mười và phong trào cách mạng thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam, thúc đẩy phong trào dân tộc, dân chủ công khai phát triển. Trong đó sự kiện nào có tác động sâu sắc nhất tới cách mạng Việt Nam là thắng lợi của Cánh mạng tháng Mười Nga (1917) và sự thành lập Quốc tế cộng sản (2/1919), đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam, soi sáng con đường cách mạng vô sản Việt Nam.

Câu 2. Giai cấp tư sản dân tộc có những hoạt động gì trong những năm 1919 – 1926?

A. Không thỏa hiệp với thực dân Pháp.

B. Chống độc quyền cảng Sài Gòn.

C. Lập Đảng Thanh niên, dùng báo chí bênh vực quyền lợi của mình.

D. “Chấn hưng nội hóa”, “Bài trừ ngoại hóa”, chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kì.

Đáp án cần chọn là: D vì sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giai cấp tư sản dân tộc muốn vươn lên giành vị trí tốt hơn trong nền kinh tế Việt Nam. Họ phát động các phong trào “Chấn hưng nội hóa”, “Bài trừ ngoại hóa” (1919), chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp (1923). Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam kì lập Đảng Lập hiến, dùng báo chí bênh vực quyền lợi của mình.

Câu 3. Sự kiện nào được ví như “chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”?

A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu – Trung Quốc) (6/1924).

B. Phong trào đấu tranh đòi để tang Phan Châu Trinh (1926).

C. Khởi nghĩa Yên Bái (02/1930).

D. Phong trào đấu tranh đòi thả tư do cho Phan Bội Châu (1925).

Đáp án cần chọn là: A vì ngày 19/6/1924, Phạm Hồng Thái thực hiện việc mưu sát tàn quyền Đông Dương Méc-lanh ở Sa Diện (Quảng Châu – Trung Quốc). Tuy thất bại, tiếng bom của Phạm Hồng Thái đã tiếp ngọn lửu chiến đấu cho nhân dân ta. Trong cuốn Những mẩu chuyện về hoạt động của Hồ chủ tịch, tác giải Trần Dân Tiên đã ví sự kiện đó như “chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”.

Câu 4. Đảng Lập hiến là tổ chức của giai cấp, tầng lớp nào?

A. Tiểu tư sản trí thức.

B. Tư sản và địa chủ Nam kì.

C. Công nhân.

D. Tư sản dân tộc.

Đáp án cần chọn là: B vì Đảng Lập hiến được do một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam kì (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long...) thành lập năm 1923 để tập hợp lực lượng, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân nhằm gây áp lực với thực dân Pháp nhưng lại dễ dàng thỏa hiệp khi được chúng ban phát một số quyền lợi.

Câu 5. Các tổ chức Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên do tầng lớp nào thực lập ra?

A. Tiểu tư sản trí thức.

B. Tư sản dân tộc.

C. Công nhân.

D. Tư sản và địa chủ Nam kì.

Đáp án cần chọn là: A vì tầng lớp tiểu tư sản trí thức (gồm học sinh, sinh viên, giáo viên, nhà báo, nhà văn...) được tập hợp trong những tổ chức chính trị như Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên. Họ xuất bản những tờ báo tiến bộ và lập ra những nhà xuất bản tiến bộ, đấu tranh chính trị nổi bật là hai sự kiện đấu tranh đòi thả tư do cho Phan Bội Châu (1925) và đấu tranh đòi để tang Phan Châu Trinh (1926).

Câu 6. Trong những năm 1919 – 1926, giai cấp tiểu tư sản có những tờ báo tiến bộ nào?

A. Chuông rè, Tin tức, Thanh niên.

B. Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.

C. Người nhà quê, An Nam trẻ, Thanh niên.

D. Thanh niên, Chuông rè, An Nam trẻ.

Đáp án cần chọn là: B vì theo SGK lịch sử lớp 9 trang 60

Câu 7. Sự kiện tiêu biểu trong phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 1924 – 1925 là sự kiện nào?

A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và phong trào đấu tranh đòi thả tư do cho Phan Bội Châu (1925).

B. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu – Trung Quốc) (6/1924).

C. Xuất bản những tờ báo tiến bộ và lập ra những nhà xuất bản tiến bộ.

D. Phong trào đấu tranh đòi thả tư do cho Phan Bội Châu (1925) và đấu tranh đòi để tang Phan Châu Trinh (1926).

Đáp án cần chọn là: D vì theo SGK lịch sử lớp 9 trang 60

Câu 8. Năm 1920, công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn đã thành lập tổ chức gì, do ai đứng đầu?

A. Đảng Thanh niên, do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

B. Tổ chức Việt Nam nghĩa đoàn, Tôn Đức Thắng đứng đầu.

C. Tổ chức Công hội, do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

D. Tổ chức Hội Phục Việt, Tôn Đức Thắng đứng đầu.

Đáp án cần chọn là: C vì theo SGK lịch sử lớp 9 trang 60

Câu 9. Phong trào công nhân trong những năm 1919 -1924 đấu tranh với mục tiêu chủ yếu là gì?

A. Đòi quyền lợi kinh tế.

B. Đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.

C. Đấu tranh giải phóng dân tộc.

D. Đòi quyền lợi chính trị.

Đáp án cần chọn là: A vì phong trào công nhân trong những năm 1919 -1924 đấu tranh với mục tiêu chủ yếu là đòi quyền lợi kinh tế như đòi tăng lương, giảm giờ làm và đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.

Câu 10. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đã đi vào con đường đấu tranh có tổ chức?

A. Tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922)

B. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922).

C. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son – Sài Gòn (8/1925)

D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926)

Đáp án cần chọn là: C vì cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son – Sài Gòn (8/1925) với mục đích ngăn cản tàu Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam chuyển từ đấu trong tự phát sang tự giác, đi vào con đường đấu tranh có tổ chức. Cuộc đấu tranh không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà còn nhằm mục đích chính trị, thể hiện tình đoàn kết giai cấp, đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân Việt Nam.

Phần tiếp:

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Bài 16 có đáp án: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925

Tổng hợp các câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 theo bài, ôn thi

Tổng hợp câu trắc nghiệm Lịch sử 9 ôn thi, ôn vào 10 theo từng bài có đáp án

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1)

Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập: Các giới sinh vật

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật