Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 28 có đáp án: Vùng Tây Nguyên
Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 28 có đáp án chính xác nhất: Vùng Tây Nguyên
Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 28 có đáp án: Vùng Tây Nguyên
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết tỉnh nào sau đây nằm giữa ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia?
A. Gia Lai.
B. Đăk Lăk.
C. Kon Tum.
D. Lâm Đồng.
Đáp án là: C vì kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
B1. Nhận dạng kí hiệu đường biên giới quốc gia trên Atlat Địa lí trang 3.
=> Chỉ ra được khu vực nơi tiếp giáp giữa ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia
B2. Đọc tên tỉnh nằm ở khu vực ngã ba biên giới, vừa tiếp giáp Lào vừa tiếp giáp Cam-pu-chia.
=> Tỉnh Kon Tum có chung đường biên giới với nước Lào và Campuchia ở phía Tây-> nằm giữa ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết dòng sông nào sau đây bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy về Đông Nam Bộ?
A. Đà Rằng.
B. Trà Khúc.
C. Ba.
D. Đồng Nai.
Đáp án là: D
- B1. Nhận dạng kí hiệu dòng sông trên Atlat Địa lí trang 3.
- B2. Xác định vị trí, phạm vi kéo dài của các con sông mà đề ra cho trên bản đồ (bắt nguồn từ đâu và chảy về đâu)
=> Chỉ ra được con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy về Đông Nam Bộ là sông Đồng Nai.
Câu 3: Tây Nguyên có vị trí đặc biệt về an ninh quốc phòng là do
A. Có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua tất cả các tỉnh trong vùng.
B. Có nhiều cửa khẩu quốc tế thông thương với nước ngoài.
C. Khối cao nguyên có quan hệ chặt chẽ với đồng bằng duyên hải.
D. Vị trí ngã ba biên giới giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Đáp án là: D vì Tây Nguyên có vị trí đặc biệt về an ninh quốc phòng là do: có vị trí ngã ba biên giới giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, đây còn là khu vực sinh sống của các dân tộc ít người, có trình độ -> vấn đề an ninh quốc phòng khu vực biên giới rất quan trọng.
Câu 4: Một trong những đặc điểm nổi bật về địa hình ở Tây Nguyên là
A. Địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh.
B. Địa hình cao nguyên badan xếp tầng.
C. Đia hình cao nguyên đá vôi bằng phẳng.
D. Địa hình núi xen kẽ với đồng bằng.
Đáp án là: B vì ở Tây Nguyên địa hình chủ yếu là bề mặt các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khá bằng phẳng -> thuận lợi cho hình thành các vùng quy canh quy mô lớn.
Câu 5: Loại đất nào sau đây ở Tây Nguyên chiếm diện tích lớn nhất nước ta
A. Đất phù sa.
B. Đất feralit.
C. Đất badan.
D. Đất xám phù sa cổ.
Đáp án là: C vì ở Tây Nguyên đất badan: 1,36 triệu ha (chiếm 66% diện tích đất badan nước ta) -> đây là loại đất chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất badan ởnước ta.
Câu 6: Loại khoáng sản nào ở Tây Nguyên có trữ lượng lớn nhất nước ta?
A. Đồng.
B. Bô- xít.
C. Chì – kẽm.
D. Sắt.
Đáp án là: B vì loại khoáng sản nào ở Tây Nguyên có trữ lượng lớn nhất nước ta là bô- xít (hơn 3 tỉ tấn).
Câu 7 Đất badan màu mỡ ở Tây Nguyên thích hợp nhất với các loại cây
A. Cà phê, cao su, hồ tiêu.
B. Cao su, dừa, bông.
C. Cà phê, bông, mía.
D. Điều, đậu tương, lạc.
Đáp án là: A vì Tây Nguyên có đất ba dan màu mỡ, chiếm diện tích lớn nhất cả nước, thích hợp với cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu…
Câu 8: Đâu không phải là tài nguyên du lịch tự nhiên ở Tây Nguyên?
A. Các hồ nước, thác nước.
B. Các bãi biển đẹp.
C. Các thắng cảnh đồi, núi.
D. Vườn quốc gia.
Đáp án là: B
- Tây Nguyên là vùng duy nhất của nước ta không giáp biển do vậy vùng không có các bãi biển đẹp cho phát triển du lịch => nhận xét B không đúng.
- Vùng là nơi có địa hình chủ yếu là khu vực miền núi với các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khí hậu mát mẻ, nhiều thắng cảnh tự nhiên đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.
Câu 9: Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là
A. lũ lụt vào mùa mưa.
B. xảy ra các hiện tượng thời tiết thất thường.
C. hiện tượng khô nóng diễn ra quanh năm.
D. mùa khô kéo dài sâu sắc gây thiếu nước nghiêm trọng.
Đáp án là: D vì khí hậu Tây Nguyên có sự phân hóa mưa – khô sâu sắc => mùa khô kéo dài (4 -5 tháng) và phân hóa sâu sắc làm cho mực nước ngầm hạ thấp, gây thiếu nước nghiêm trọng -> ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.
Câu 10: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư của Tây Nguyên?
A. Dân tộc Kinh phần lớn sinh sống ở các đô thị.
B. Là vùng thưa dân nhất cả nước.
C. Dân cư phân bố không đều.
D. Bao gồm các dân tộc ít người sau: Tày, Thái, Mường.
Đáp án là: D vì đặc điểm dân cư Tây Nguyên
+ Là vùng thưa dân nhất nước ta (81 người/km2 năm 2002)
+ Dân cư phân bố không đều: phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông, với mật độ cao hơn (chủ yếu là người Kinh), khu vực thưa dân chủ yếu là nơi cư trú của các dân tộc ít người (Ê- đê, Ba-na, Gia- rai…) => Nhận xét: Bao gồm các dân tộc ít người sau: Tày, Thái, Mường là không đúng.
Câu 11: Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do có
A. Nhiều sông ngòi và sông có lưu lượng nước lớn.
B. Địa hình cao nguyên xếp tầng và nhiều sông lớn.
C. Địa hình núi cao đồ sộ và hiểm trở nhất cả nước.
D. Lượng mưa dồi dào, mùa mưa phân hóa sâu sắc.
Đáp án là: B vì Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn, nguồn nước dồi dào, sông chảy qua khu vực địa hình là các cao nguyên xếp tầng với độ cao khác nhau.=> Do vậy tốc độ dòng chảy sông ngòi lớn -> mang lại nguồn thủy năng dồi dào.
Câu 12: Tây Nguyên có khí hậu cao nguyên mát mẻ thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng là nhờ
A. Diện tích rừng lớn nhất cả nước, có vai trò điều hòa khí hậu.
B. Có nhiều sông ngòi lớn, nguồn nước dồi dào.
C. Vị trí nằm trong vùng khí hậu ôn đới mát mẻ.
D. Các cao nguyên xếp với độ cao trên 1000m đem lại khí hậu mát mẻ.
Đáp án là: D vì Tây Nguyên có địa hình các cao nguyên xếp tầng rộng lớn với độ cao trên 1000m (cao nguyên Lâm Viên, Di Linh, Kon Tum…) -> do càng lên cao nhiệt độ càng giảm (cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C hoặc cứ lên cao 1000m nhiệt độ giảm 60C).
=> vì vậy trên đỉnh các cao nguyên nhiệt độ giảm đi nhiều, đã hình thành kiểu khí hậu cao nguyên mát mẻ, ôn hòa cùng với phong cảnh thiên nhiên đẹp đã đem lại cho vùng thế mạnh về du lịch sinh thái. Thành phố Đà Lạt (trên cao nguyên Lâm Viên) là một điểm du lịch nổi tiếng ở Tây Nguyên.
Câu 13: Điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
A. Đất badan màu mỡ, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo.
B. Người dân có nhiều kinh nghiệm canh tác cây cà phê.
C. Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn.
D. Nguồn nước dồi dào, địa hình cao nguyên xếp tầng rộng lớn.
Đáp án là: A vì điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là đất badan màu mỡ, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo:
- Đất ba dan màu mỡ với diện tích lớn, phân bố tập trung thích hợp cho trồng nhiều loại cây công nghiệp như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều…với quy mô lớn.
- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo nóng quanh năm tạo thuận lợi cho trồng cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu..). Khí hậu nắng nóng, mùa khô kéo dài cũng thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm nông sản.
Câu 14: Ý nghĩa môi trường của việc trồng và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên?
A. Góp phần ổn định nguồn nước cho các nhà máy thủy điện.
B. Hạn chế xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi, lũ lụt ở vùng đồng bằng hạ lưu.
C. Đảm bảo nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất giấy.
D. Bảo vệ nguồn nước ngầm cho sản xuất và sinh hoạt.
Đáp án là: B vì xác định từ khóa: ý nghĩa môi trường => Ý nghĩa môi trường của việc trồng và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên là hạn chế xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi, lũ lụt ở vùng đồng bằng hạ lưu đồng thời bảo vệ môi trường sống cho động vật hoang dã…
Câu 15: Bảo vệ rừng ở Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa với vùng mà còn có tầm quan trọng đối với các vùng phía Nam đất nước và các nước láng giềng vì Tây Nguyên
A. nằm ở vị trí ngã ba biên giới giữa ba nước Đông Dương, giáp với duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
B. có diện tích rừng lớn nhất cả nước, là nguồn cung cấp gỗ quan trọng cho vùng xung quanh.
C. là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông lớn chảy về các vùng lãnh thổ lân cận.
D. góp phần bảo vệ các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của nước ta.
Đáp án là: C vì tây Nguyên là vùng cao nguyên xếp tầng, là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông lớn chảy về các vùng lân cận (duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đông Bắc Campuchia) => Việc bảo vệ rừng ở Tây Nguyên là bảo vệ rừng đầu nguồn ở các lãnh thổ xung quanh nên không chỉ có ý nghĩa đối với Tây Nguyên mà còn ảnh hưởng đến các vùng lân cận. Nếu rừng bị tàn phá sẽ làm cạn kiệt nguồn nước ngầm và lũ lụt về mùa mưa cho vùng hạ lưu; thiên tai xói mòn sạt lở đất cho vùng núi trên cao.
Phần tiếp:
Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 29 có đáp án: Vùng Tây Nguyên (tiếp)
Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi vào 10 có đáp án
Tổng hợp các câu trắc nghiệm Địa lý lớp 9 có đáp án: ôn bài, ôn tập chương, kiểm tra, thi học kỳ
Suckhoecuocsong.vn