Tại sao trứng của chim cánh cụt không bị đóng băng ở thời tiết giá lạnh
Khá nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao trứng của chim cánh cụt không bị đóng băng ở nhiệt độ giá lạnh?
Chim cánh cụt là loài sinh sống ở Nam Cực nơi có khí hậu lạnh giá khắc nghiệt. Nhưng khá nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao trứng của chim cánh cụt không bị đóng băng ở nhiệt độ giá lạnh?
Chim cánh cụt là sinh vật hiếm hoi sinh sống ở Nam cực nơi có nhiệt độ rất thấp, băng tuyết quanh năm, khí hậu khắc nghiệt nhiều người đã đặt ra câu hỏi làm thể nào mà loài chim này có thể giữ những quả trứng của mình khỏi bị đóng băng ở thời tiết giá lạnh.
Một tài liệu nghiên cứu về loài chim cánh cụt cho thấy những con chim mẹ có nhiệm vụ kiếm ăn còn những con chim cánh cụt bố có nhiệm vụ ở lại và ấp trứng khi nhiệt độ càng lạnh hơn.
Để bảo vệ quả trứng khỏi bị đóng băng ở thời tiết giá lạnh khắc nghiệt chim cánh cụt về cơ bản đã có những tiến hóa nhất định. Chim cánh cụt được bao phủ bởi lớp lông dày vài cm, cách giữ nhiệt cho chúng và trứng hay con non khỏ thời tiết giá lạnh. Bên cạnh đó loài chim này có một vạt da trần trên bụng được gọi là "túi ấp trứng". Chúng khéo léo để trứng lên chân, áp nó vào vùng da trần và phủ bởi lớp lông dày giúp trứng cách ly với thế giới băng giá bên ngoài. Kể cả sau khi trứng đã nở chim cánh cụt con ở những tháng đầu đời vẫn dành toàn bộ thời gian trong "túi sưởi" của bố mẹ.
Chim cánh cụt chọn mùa sinh sản sẽ là mùa đông bởi vài ngàn con chim cánh cụt non mới nở, chúng đòi hỏi cả tấn cá, mực và nhuyễn thể làm thức ăn. Nguồn thức ăn này chỉ có có sẵn vào mùa xuân khi những vùng băng giá tan đi nhiều. Việc chọn mùa đông sinh sản do quá trình ấp trứng mất khoảng 4 tháng, điều đó đồng nghĩa với việc chúng cần đẻ vào mùa đông để trứng kịp nở vào mùa xuân lượng thức ăn dồi dào đáp ứng được quá trình phát triển của chim cánh cụt con.
Ngoài ra, để ngăn cảnh cái lạnh chúng khéo léo tập trung thành bầy đàn để đảm bảo nguồn nhiệt tập thể hiệu quả nhất giúp giữ ấm cho cơ thể và trứng, các con non.
Suckhoecuocsong.vn/Theo Dân Việt