Suy thận ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

12/05/2021 15:25

Nguyên nhân nào gây suy thận ở chó, cách nhận biết và điều trị bệnh suy thận ở chó.

Bệnh suy thận ở chó là một trong các bệnh về thận phổ biến. Khi chó bị suy thận cần được chữa trị sớm nếu không tính mạng chó sẽ bị nguy hiểm. Nguyên nhân nào gây suy thận ở chó, cách nhận biết và điều trị bệnh suy thận ở chó.

Suy thận ở chó xảy ra do sự thiếu hụt hoặc mất hoàn toàn chức năng thận ở chó. Khi chó bị suy thận sẽ gồm có hai loại là suy thận cấp, suy thận mạn tính.

Triệu chứng nhận biết chó bị suy thận

Khi chó bị suy thận chó của bạn sẽ có những dấu hiệu nhận biết như sau:

+ Chó nôn mửa

+ Chó bị táo bón hoặc tiêu chảy

+ Sút cân

+ Da khô, lông xơ xác, dựng đứng

+ Chán ăn, bỏ ăn

+ Chó mệt mỏi

+ Cảm thấy đau khi sờ nắn vùng thắt lưng

 + Chó cảm thấy đau đớn mỗi khi đi tiểu

+ Giảm thị lực

+ Chó hay khát nước và uống nhiều nước hơn

+ Tăng ham muốn đi tiểu

+ Sưng ở chân do sự tích tụ của chất lỏng (phù nề dưới da) ở chó

+ Xuất hiện tình trạng suy tim

+ Bụng của chó to do tích tụ dịch

+ Sốt

+ Huyết áp cao

+ Hơi thở của chó có mùi khó chịu

+ Nước tiểu trở lên sẫm màu, đục, có máu kèm trong nước tiểu.

+ Niêm mạc chó nhợt nhạt

Nguyên nhân gây suy thận ở chó

Các nguyên nhân chính dưới đây thường gây ra suy thận ở chó. Có thể chó của bạn bị suy thận bởi một trong các nguyên nhân sau đây:

Tiếp xúc với hóa chất độc hại

Khi chó tiếp xúc với hóa chất độc hại như: nước làm sạch nhà, thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột, thuốc xịt ve rận,…Những độc tốc này gây tổn thương cho thận, suy thận.

Thức ăn

Do thức ăn của chó có ít dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng nghèo nàn, chó ăn thức ăn khô trong thời gian dài nhưng không được cung cấp đủ nước, lâu dần dẫn đến các bệnh về thận, nhất là suy thận

Tuổi tác

Những con chó già, chó càng lớn tuổi các chức năng của thận dần dần bị suy giảm, bệnh lý về thận tăng dần theo độ tuổi của chó

Giống chó

Một số giống chó có nguy cơ mắc bệnh thận cao như Miniature Schnauzer, Bernese Moutain, Boxer.

Ngộ độc socola

Nếu chó ăn quá nhiều socola sẽ xuất hiện tình trạng co giật, liệt rung, chảy máu, rối loạn nhịp tim, nôn mửa hay tiêu chảy, ngộ độc thận, suy thận.

Nhiễm trùng

Chó bị suy thận do bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn mãn tính. Tình trạng nhiễm trùng có thể do vệ sinh răng miệng kém từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển đến một thời điểm nào đó sẽ xâm nhập vào máu và gây tổn thương vĩnh viễn cho thận.

Thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra suy thận ở chó như: thuốc Acetaminophen (thuốc giảm đau), Kanamycin (kháng sinh), Neomycin (kháng sinh), Amphotericin B (kháng nấm), Penicillamine (điều hòa miễn dịch), Amikacin (kháng sinh)…

Chó bị tắc nghẽn đường tiết niệu

Đường tiết niệu niệu của chó bị tắc nghẽn bởi một số bệnh như: sỏi bàng quang, sỏi thận, viêm tụy khiến suy giảm chức năng thận, gây tích tụ nước và viêm thận.

Một số nguyên nhân khác gây tình trạng suy thận ở chó như: ung thư, chấn thương do va chạm, tình trạng viêm, rối loạn chức năng do bẩm sinh, di truyền, vỡ bàng quang, vỡ niệu đạo, suy tim sung huyết, virus hoặc nấm.

Điều trị hiệu quả suy thận ở chó

Suy thận nhẹ:

Đối với trường hợp suy thận nhẹ các bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc đặc trị, thiết lập chế độ dinh dưỡng riêng. Tuy nhiên, chức năng thận của chó sẽ trở nên giảm sút hơn.

Suy thận nặng:

Thông thường, đối với suy thận nặng việc điều trị là rất khó khăn, chó khó có thể phục hồi. Các bác sĩ thú y sẽ tiến hành điều trị các triệu chứng kết hợp với các phương pháp hỗ trợ y tế khác.

Nếu lượng nước tiểu của chó thải ra vẫn chưa đạt mức bình thường, các bác sĩ thú y sẽ sử dụng thuốc furosemide hoặc mannitol để hỗ trợ chức năng của thận. Một số chất điện giải như natri, kali và một số chất điện giải khác cũng được theo dõi và duy trì ở mức bình thường cho chó

Bên cạnh đó, hãy đảm bảo chế độ ăn uống độ ẩm cao, tránh thức ăn khô ngay lập tức. Nên chó chó ăn pate bởi pate có độ ẩm cao, nhiều nước, chế độ ăn ít đạm, ít phốt pho, cung cấp đủ nước cho chó.

Phòng tránh bệnh suy thận ở chó

+ Hạn chế cho chó đến các khu vực nhà máy, hóa chất

+ Khi cho chó ra ngoài hãy đeo rọ mõm tránh trường hợp chó ăn phải thuốc diệt chuột, các chất độc khác

+ Không cho chó ăn socola

+ Không tự ý cho chó uống thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của chó

+ Vệ sinh răng miệng cho chó thường xuyên

+ Cho chó đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bệnh lý về thận

+ Duy trì chế độ ăn uống phù hợp

+ Cung cấp đủ nước cho chó cưng

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chó đi tiểu ra máu: nguyên nhân, cách phòng tránh

Chứng tiểu són ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả

Suy thận mãn tính ở mèo: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác