Sự thật khó tin nhưng có thật về loài kiến

27/08/2016 08:35

Khám phá những sự thật khó tin về loài kiến

Kiến là loài sâu bọ có tính xã hội và khả năng sống thành tập đoàn lớn lên tới hàng triệu con. Nhiều loài kiến vô hại với con người nhưng cũng có loài kiến độc có thể gây đau đớn thậm chí chết người.

Kiến giết người hàng loạt (Crematogaster Striatula)

Kiến và mối vốn là kẻ thù không đội trời chung từ hàng triệu năm qua. Với loài kiến giết người hàng loạt ở châu Phi, chuyên trị săn mối bằng một chất độc cực mạnh, có thể gây ra co giật và khiến lũ mối chết ngay tức khắc. Loài kiến này không bơm chất độc như nọc của loài rắn mà chúng phát tán vào không khí như cách người ta phun xịt diệt mối từ một khoảng cách nào đó.

   

Khi kiến giết người hàng loạt chạm chán với một con mối, chúng sẽ nhấc phần mông lên và xịt chất độc vào con mồi (mông của chúng có thể di chuyển khá linh hoạt theo nhiều hướng). Lũ mối sẽ từ từ lăn ra đất và nằm thẳng cẳng lên không trung.

Ngoài ra, chất độc này còn giúp bảo vệ loài kiến giết người hàng loạt khỏi những giống kiến khác. Các nhà nghiên cứu chưa ghi nhận được bất kỳ trường hợp tử vong nào ở kiến giết người hàng loạt từ chất độc do chúng xịt ra, bởi chúng đủ thông minh để tháo chạy khỏi thứ vũ khí chết người này.

Kiến ăn trộm (Solenopsis Fugax)

Loài này cũng là kiến ăn trộm khi thường xuyên cướp ấu trùng từ loài kiến khác. Kiến sở hữu nô lệ nói trên cũng làm như vậy nhưng kiến ăn thịt ấu trùng không cần nô lệ, chúng luôn đói và sẽ ăn ấu trùng cướp được.

   

Khi loài kiến này phát hiện thấy buồng trứng, chúng sẽ xả khí độc giống như hơi cay, đẩy lùi những con kiến khác. Chúng đào hầm và xịt hơi cay xuống đó để xua toàn bộ kiến trưởng thành phải tháo chạy, sau đó ăn sống trứng cướp được. Đáng chú ý, chất độc từ kiến ăn ấu trùng đủ để khiến cho 18 loài kiến khác nhau phải tránh xa trong vòng 1 giờ đồng hồ.

Kiến đột nhập (Cephalotes Specularis)

Loài kiến này có tên gọi là kiến gương mai rùa, có khả năng đột nhập và bắt trước kẻ thù từ cách di chuyển cho đến hành động, tuy nhiên không được phép gần gũi kẻ địch mặc dù chúng đang rất gần với kẻ thù và ăn cắp thức ăn của kẻ khác.

  

 Kiến gương mai rùa là loài kiến đầu tiên được ghi  nhận có khả năng bắt chước trực quan để ký sinh với loài kiến khác loài. Chúng thường đi phía sau và bắt chước về tốc độ cho đến tư thế của kẻ thù, nhờ vậy chúng không phải mất công tìm kiếm thức ăn.

Kiến tàng hình (Temnothorax Pilagens)

Chúng còn có tên gọi khác là kiến ăn cướp, một loại kiến sở hữu nô lệ nhỏ với nhiều kỹ năng điêu luyện độc đáo. Kiến nô lệ không có kiến thợ, vì vậy chúng phải đi cướp ấu trùng của loài kiến khác để sử dụng làm nô lệ cho riêng mình.

Kiến ăn cướp rất nhỏ và chúng đột kích các tổ kiến bằng lợi thế thân hình siêu nhỏ này. Chúng sống trên những cây sồi mọc đơn lẻ và chỉ có duy nhất một lối dẫn vào tổ, làm cách nào để kiến ăn cướp đột nhập hang ổ đối phương?

Chúng vẫn ngang nhiên đi vào từ cửa chính mà không hề bị phát hiện. Các nhà khoa học cho rằng, kiến ăn cướp tiết ra một vài hóa chất ngụy trang, cho phép chúng không bị kẻ thù phát hiện. Nói cách khác là chúng có chất khiến bản thân trở nên vô hình.

Tuy nhiên đôi khi chúng cũng bị phát hiện, và một trận chiến là điều không thể tránh khỏi. Trong trường hợp này, kiến ăn cướp sẽ đâm nọc độc vào cổ đối thủ khiến tê liệt và giết kẻ thù một cách nhanh chóng. Kiến cướp bóc hiếm khi bị thương vong trong những trận chiến như vậy, trong khi những loài kiến khác lại chịu mất mát nặng nề từ 50 - 100%.

Kiến mafia (Cardiocondyla Obscurior)

Trong một tổ kiến chỉ có duy nhất một con kiến mafia, giống kiến đực chiếm ưu thế nhất có xứ mệnh bảo vệ lãnh thổ của bầy đàn. Nếu một con kiến mafia mới đến và đòi được giao phối, kiến trị vì sẽ thoa một chất từ hậu môn lên kẻ xâm nhập. Chất xúc tác này sẽ khiến những con kiến thợ lao vào giết chết con kiến mafia đực mới đến, bởi nó đang mang mùi hương của sự giết chóc.

   

Ngoài ra, để giảm sự cạnh tranh, tất cả kiến mafia đực còn non đều bị giết ngay khi mới chào đời. Với những con đực 2 ngày tuổi đã có lớp giáp cứng cáp, một trận chiến khốc liệt và nguy cơ sống sót thấp là điều khó tránh.

Nguyên nhân được cho là chúng đã tiết ra "mùi hương giết chóc" lên người nhau, khiến kiến thợ sẽ lao vào để giết những kẻ mang chất đặc biệt này. Trong nhiều trường hợp, kiến thợ sẽ giết chết cả hai kẻ giao chiến. Những con kiến mafia đực sẽ luôn được sinh ra và những con tử trận sẽ trở thành mồi cho ấu trùng.

Kiến ăn bám (Formicoxenus Nitidulus)

Loài kiến ký sinh này có cách sống nhờ vào thuộc điện loài kiến khác. Chúng không mất sức tìm kiếm thức ăn, không lao động và không phải bảo vệ tổ, chúng chỉ biết lang thang.

   

Hầu hết kiến ký sinh có dạng giống như kiến chúa, chúng tạo ra mùi hương cho đến cách ứng xử như kiến chúa của loài chúng ký sinh và biết cách khai thác loài này. Kiến ký sinh còn được gọi là kiến khách, chúng có thể ký sinh trong tổ của 11 loài kiến khác nhau, thậm chí chúng có thể cùng lúc sống trong nhiều tổ kiến khác nhau.

Kiến khủng long (Dinopoera Quadriceps)

Kích thước của loài kiến này lớn hơn kiến bình thường, dài trên 2,5cm. Tất cả các thành viên trong tổ kiến đều có khả năng sinh sản. Thay vì có kiến chúa, loài kiến này có một kiến cái làm chủ, được bảo vệ bởi 5 kiến đực thuộc hạ, có duy nhất nhiệm vụ là ngồi vây quanh kiến cái chủ suốt ngày, nhằm bảo vệ chủ trong trường hợp xảy ra chuyện gì.

 Trong trường hợp kiến chủ cái cảm thấy bất trắc, nó sẽ tiết ra chất hóa học từ nọc vào kẻ phản bội. Khi đó lũ kiến thợ sẽ tiến đến trừng phạt kiến làm phản, đẩy chúng ra ngoài trong thời gian tối đa 4 ngày. Sau khi trừng phạt, kiến phụ sẽ mất địa vị và bị lui xuống làm cấp kiến thợ thấp hèn hoặc sẽ chết đói trong thời gian 4 ngày bị trừng phạt

Kiến quân đội châu Phi

Kiến quân đội châu Phi hay còn gọi là kiến ăn thịt, là loài kiến đáng sợ nhất thế giới. Mỗi lần di chuyển đàn kiến này di chuyển theo cả đàn lên tới chục triệu con. Chúng tấn công con mồi bằng cách cắn vào da thịt kẻ thù gây ra đau đớn. Loại kiến này cũng thuộc dạng to lớn so với họ hàng kiến. Kiến chúa có thể có chiều dài hơn 5 cm.

Kiến kim (Pachycondyla Chinensis)

Trong Top 5 danh sách 100 loài kiến nguy hiểm nhất, xuất hiện loài kiến đến từ Argentina, một trong những loài kiến đông đảo nhất thế giới và đứng thứ 3 sau kiến từ California, châu Âu và Nhật Bản. Chúng chiếm thế thượng phong trong thế giới kiến và không loài nào địch nổi, chỉ trừ duy nhất một loài. Đó là loài kiến kim đến từ châu Á.

  

Kiến kim đang chiếm trọn lãnh thổ của kiến Argentina. Lý do được các nhà khoa học cho rằng, có thể kiến kim đã ăn thịt người anh em đến từ Nam Mỹ, bên cạnh lũ mối và các loài kiến khác. Lý do khác cho rằng kiến kim châu Á là giống kiến chịu lạnh tốt nhất, vì vậy chúng có nhiều thời gian để giao phối, xây tổ cũng như ăn thịt những người hàng xóm khác.

Kiến kim với nọc độc có thể khiến gây dị ứng ở người, thậm chí mạnh hơn ở nọc của loài ong mật.

Kiến đầu to (Pheidole)

Đây là loài kiến có chiếc đầu khổng lồ, đây cũng là lý do chúng còn được gọi là kiến đầu to và nằm trong danh sách 100 loài kiến ghê rợn nhất trên Trái Đất. Loài kiến này ở Australia còn có cái đầu lớn hơn gấp 3 giống cùng loài.

   

Chúng sử dụng những chiếc răng lớn để nghiền thức ăn, lấp những chiếc lỗ để tấn công tổ ong và chiếm thế thượng phong trong chiến đấu. Điều độc đáo nhất về kiến binh sĩ tiền sử chính là sự phân chia giai cấp sâu sắc trong xã hội của chúng.

Xã hội loài kiến này có ba giai tầng gồm cần lao là kiến thợ, giai tầng thứ hai là kiến lính với những chiếc đầu quá khổ, trong khi giai tầng cao nhất là những con kiến có những chiếc đầu có đủ hình dạng thước, thậm chí lớn hơn gấp 3 lần kiến thợ thông thường. Trong khoảng 1.100 kiến binh sĩ tiền sử, chỉ có khoảng 8 con thuộc giai tầng cao nhất.

Kiến viên đạn

Có tên là kiến viên đạn là bởi vì mỗi vết cắn của côn trùng này sẽ khiến nạn nhân đau đớn như bị trúng đạn và đây cũng là loại côn trùng khiến con người đau đớn nhất.

Kiến điên Tawny (Nylanderia Fulva)

Loài kiến điên sừng dài màu vàng từng được ghi nhận vào những năm thập niên 80 ở Arizona khi chùng tràn lan bầu sinh quyển nơi đây, giết chết hàng loạt các loại côn trùng khác.

   

Kiến điên có thể tự nhân giống và không có giao phối cận huyết. Kiến điên Tawny sở hữu sức tàn phá khủng khiếp nhất trong các loài côn trùng cùng loại. Với kích thước nhỏ bé nhưng nhờ số lượng và sự hung hãn, kiến điên có thể tấn công và giết chết những con vật có trọng lượng lớn. Chúng có thể làm biến dạng những loài chim biển bé nhỏ ở Hawaii trở thành thành những con quái vật gớm ghiếc sau khi bị xịt chất acid lên người.

Không những vậy, kiến điên còn tiêu diệt giống kiến lửa đáng ghét đang tồn tại trên khắp miền Nam Hoa Kỳ. Kiến lửa được biết đến là loại có chứa độc tố cực mạnh, một thứ thuốc có khả năng tiêu diệt côn trùng ngay tức khắc, độc hơn gấp 3 lần chất độc DDT, trở thành chất độc bất khả chiến bại. Tuy nhiên với loài kiến điên lại có một cách phòng thủ bí mật. Một khi kiến điên dính chất độc của kiến lửa, chúng nhanh chóng bao bọc cơ thể bằng chính độc tố riêng tự tiết ra, giúp vô hiệu hóa thứ vũ khí đáng sợ của kiến lửa và tỷ lệ sống sót lên đến 98%.

Điều kỳ lạ hơn, kiến điên còn sử dụng chất độc của mình, thứ chất lỏng ion được tạo ra theo cách chưa từng được thấy trong tự nhiên từ trước đến nay để chống lại loài kiến lửa.

Kiến tài xế

Kiến tài xế thường đi theo một đoàn rất đông gồm 22 triệu con và mỗi khi tấn công con mồi thì chúng tấn công hội đồng. Theo nghiên cứu chúng có thể càn quét và cắn nát 1000 con mồi. Đây cũng là loại côn trùng nguy hiểm, chúng từng cắn chết người.

Tổng hợp

Các tin khác

Lợi ích bất ngờ của chó mèo đối với trẻ nhỏ

Lợi ích bất ngờ của cho mèo đối với người già

Chó mèo mang lại lợi ích gì cho người độc thân

Vì sao Linh cẩu loài vật máu lạnh, tàn nhẫn lại vô cùng thông minh

Dịch Covid-19 khiến hơn 1.000 con voi tại Thái Lan thiếu thức ăn, phải đi xin ăn

Tại sao đầu chim gõ kiến không bị làm sao khi mổ liên tục vào cây?

Rắn có bị chết bởi nọc độc của chính nó hay không?

Cá sấu có thể hạ gục con mồi lớn vì sao?

Tại sao cá sấu có thể nhịn ăn hàng tháng trời

Tại sao cá sấu lại sợ hà mã?