Sỏi thận ở chó: dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa
Nguyên nhân nào gây tình trạng sỏi thận ở chó, các dấu hiệu nhận biết khi chó bị sỏi thận, cách điều trị và phòng ngừa sỏi thận ở chó.
Sỏi thận ở chó là một trong những bệnh về thận mà khá nhiều chó mắc phải. Khi bị sỏi thận chó đi lại khó khăn, đau vùng lưng, đứng ngồi không yên, bí tiểu,… Nguyên nhân nào gây tình trạng sỏi thận ở chó? Các dấu hiệu nhận biết khi chó bị sỏi thận, cách điều trị và phòng ngừa sỏi thận ở chó.
Sỏi thận ở chó
Cũng giống như con người, chó mèo cũng bị mắc bệnh sỏi thận. Sỏi thận hay được biết đến tên gọi khác là sạn thận, sỏi có thể hiện diện ở bàng quang, thận hay bất cứ đâu trong đường tiếu niệu ở chó. Các viên sỏi này thực chất là hỗn hợp cặn khoáng chất gồm magie, amni, photphat. Hợp thành nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. Nếu không được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng bệnh có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của chó.
Sỏi thận có nhiều loại gồm có: calcium oxylate, ureate, cystine, calcium phosphate và sỏi silicate. Chó có thể có một hoặc nhiều loại sỏi
Bệnh sỏi thận có thể diễn biến trong khoảng thời gian từ 2-4 tuần hoặc đến vài tháng, tùy thuộc vào mức độ cặn khoáng chất, viêm nhiễm của cơ thể chó. Những viên sỏi thận nhỏ chỉ mất khoảng 2 tuần là hình thành, đối với những viên sỏi lớn có thể mất tới vài tháng để hình thành.
Các giống có chó nguy cơ cao bị sỏi thận như: giống Basset Hound, Miniature Poodle, Miniature schnauzer, Cocker Spaniel, Beagle, Dachshund, Pekingese, Pug, Western Corgi…
Dấu hiệu sỏi thận ở chó
Khi chó bị sỏi thận bạn sẽ dễ dàng nhận biết các dấu hiệu điển hình như:
+ Chó đi tiểu ra máu
+ Có hiện tượng bí tiểu
+ Chó tăng tần suất đi tiểu so với thông thường
+ Chó đau vùng lưng khi bạn chạm tay sờ vào khu vực đó
+ Chó đừng ngồi không yên, đi lại, di chuyển khó khăn
+ Mỗi lần đi tiểu, lượng nước tiểu rất ít
+ Nếu chó có sỏi to, khi chúng di chuyển xuống làm tắc niệu quản gây ứ nước, thận căng to, chó đau dữ dội vùng trước, sau hố lưng
+ Nếu chó có sỏi nhỏ di chuyển xuống dưới gây đau lan xuống dưới nhưng dịu hơn, không đau dữ dội.
+ Nước tiểu đục, có thể xuất hiện mủ lẫn trong nước tiểu
+ Kiểm tra cặn nước tiểu thấy tế bào thượng bì của đường tiết niệu
+ Chó uống nhiều nước (chứng khát nước nhiều)
+ Chán ăn, lười ăn thậm chí bỏ ăn
+ Sụt cân
+ Nôn mửa
+ Thiếu sức sống, chỉ nằm im một chỗ, không muốn di chuyển, chạy nhảy hay nô đùa
Nguyên nhân gây sỏi thận ở chó
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng sỏi thận ở chó. Có thể chó của bạn bị sỏi thận bởi một trong các nguyên nhân sau đây:
+ Lượng khoáng chất trong cơ thể của chó tăng cao khiến cặn khoáng bị bão hòa, kết tủa trong bàng quang. Các tinh thể cặn dính vào nhau, hình thành viên sỏi có kích cỡ khác nhau và lớn dần theo thời gian
+ Chó bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu dẫn đến thay đổi chỉ số số pH của môi trường trong bàng quang từ đó kích thích hình thành sỏi thận.
+ Quá trình hấp thụ, bài tiết một số chất diễn bất thường khiến chó bị sỏi thận
+ Một số giống chó dễ bị sỏi thận như: Basset Hound, Miniature Poodle, Miniature schnauzer, Cocker Spaniel, Beagle,…
Chẩn đoán cho chó bị sỏi thận
Khi bị sỏi thận chó có nhiều triệu chứng khá giống với bệnh viêm nhiễm bàng quang nên khi phát hiện chó có những biểu hiện ở trên hãy đem chó đến phòng khám thú y gần nhất. Tại đây, các bác sĩ thú y sẽ kiểm tra bằng cách sờ nắn bừng ngón tay ở thành bụng dưới, siêu âm, chụp X-quang để xác định tình trạng sỏi thận ở chó
Điều trị bệnh sỏi thận ở chó
Điều trị sỏi thận ở chó các bác sĩ sẽ có liệu tình điều trị sỏi thận phù hợp. Các phương pháp điều trị sỏi bao gồm:
+ Truyền dịch nhằm lọc thận và làm thông đường niệu đạo, những viên sỏi nhỏ, tinh thể sẽ được đẩy ra cùng với nước tiểu
+ Sử dụng thuốc kháng sinh khi có viêm nhiễm, thuốc giảm đau, thuốc đặc trị để điều trị nguyên nhân gây bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.
+ Phẫu thuật lấy sỏi, các bác sĩ sẽ phẫu thuật qua ổ bụng để gắp sỏi ra ngoài.
+ Áp dụng chế độ ăn kiêng giúp loại trừ, phân hủy một số loại sỏi thận
Với phương pháp phẫu thuật lấy sỏi các bác sĩ sẽ phẫu thuật qua ổ bụng để gắp sỏi ra ngoài.
Phòng ngừa sỏi thận ở chó hiệu quả
+ Kiểm tra sức khỏe của chó định kỳ để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường từ đó có phương án điều trị sớm
+ Nên cho chó ăn nhiều thức ăn ướt hơn là thức ăn khô. Trường hợp sử dụng thức ăn khô dạng hạt hãy cung cấp đủ nước sạch cho chó
+ Đảm bảo chó được uống đủ nước sạch hãy thay nước cho chó mỗi ngày, làm sạch khay đựng nước uống, bát đựng thức ăn
+ Những chó vận động nhiều, chó đang mang thai, đang cho con bú cần bổ sung nước nhiều hơn
+ Lựa chọn thức ăn giàu dinh dưỡng, chất lượng cao. Những thực phẩm giàu canxi magiê, phốt-pho thường gây sỏi thận nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, số lượng vừa đủ.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Suy thận ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
+ Cách xử lý chứng tiểu mất kiểm soát ở chó già
+ Chó đi tiểu ra máu: nguyên nhân, cách phòng tránh
Suckhoecuocsong.vn/TH