Rồng Nam Mỹ: Mùa sinh sản, chăm sóc, phối giống

07/04/2020 14:20

Hướng dẫn cách chăm sóc rồng Nam Mỹ sinh sản

Nhiều người cho rằng tại Việt Nam thời tiết thay đổi thất thường nhất là các tỉnh miền Bắc mùa đông thường rất lạnh không thuận tiện cho việc nuôi rồng Nam Mỹ sinh sản. Nhưng nếu bạn biết cách chăm sóc thì rồng Nam Mỹ (Iguana) vẫn sinh sản bình thường, đạt tỷ lệ con giống cao.

Tuổi sinh sản của rồng Nam Mỹ (Iguana)

Rồng Nam Mỹ bắt đầu trưởng thành về tình dục sau khoảng từ 2 - 3 tuổi. Thường con cái đạt 1,25m – 1,3m, con đực đạt 1,2 m sẽ tốt nhất cho việc sinh sản. Sau khi giao phối chúng sẽ đẻ từ 7-10 quả trứng. Thời gian đẻ trứng của một con cái thường dao động từ khoảng 60 - 85 ngày.

Mùa động dục của rồng Nam Mỹ (Iguana)

Rồng Nam mỹ bước vào mùa động dục khoảng từ cuối tháng 9, đầu tháng 10 đến cuối tháng 12 đầu tháng 1.

Dấu hiệu nhận biết con rồng Nam Mỹ đực động dục

Để nhận biết rồng đực động dục người nuôi chỉ cần quan sát một số dấu hiệu sau: Trên cơ thể con đực xuất hiện sắc tố cam như gai, yếm, thân mình… Khi vào mùa động dục con đực sẽ thể hiện tính lãnh thổ cao hơn để tranh giành con cái. Có thể rồng Nam Mỹ đực sẽ nhịn ăn hoặc ăn rất ít trong vòng 2 – 3 tháng.

Cách để cho rồng Nam Mỹ giao phối

Khi vào mùa, không nên nuôi chung đực và cái với nhau quá lâu vì khi giao phối con đực trở nên sung mãn và dễ dàng làm đau con cái. Do vậy, sau khi phối xong nên tách riêng con cái và con đực vào 2 chuồng khác nhau và có chế độ chăm sóc đặc biệt cho con cái. Sau 3 – 5 ngày cho phối lại thêm 1 nước nữa để đảm bảo tỷ lệ thành công cao. Trong quá trình giao phối nên hạn chế xuất hiện của nhiều người nên để cho chúng không gian yên tĩnh, tránh làm phiền đến chúng.

Chế độ chăm sóc rồng Nam Mỹ (Iguana) cái trước, trong và sau khi mang thai

Để tỷ lệ con giống đạt tỷ lệ cao việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho rồng Nam Mỹ cái vô cùng quan trọng. Trong quá trình nuôi ngoài việc cung cấp thức ăn nên bổ sung đủ canxi và D3 cho chúng.

Cần thay đôi môi trường trong chuồng nuôi lại bằng cách điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi lớn hơn so với mọi khi (khoảng 32 – 35 độ C), độ ẩm cao hơn (khoảng 60 – 65%).

Khi rồng Nam Mỹ cái mang thai, cần bổ sung những thực phẩm nhiều dinh dưỡng như các loại hoa quả: rau muống, lá su hào, rau bồ công anh, rau diếp cá, rau ngót, cỏ đinh lăng nghiền nát, cải ngọt, xà lách xoăn, táo, chuối, nho, cà chua, bí đỏ và những loại quả mọng nước. Bên cạnh đó, hãy bổ sung thêm các loại thức ăn dinh dưỡng như Multi Iguana Food, Mazuri hoặc Repcal…Trong quá trình rồng Nam Mỹ cái mang thai hạn chế bắt chúng, mang chúng đi chơi, làm chúng sợ hãi,…

Sau khi rồng Nam Mỹ đẻ, để tránh trường hợp tụt canxi bổ sung thêm Canxi và D3, giúp các rồng Nam Mỹ cái mau hồi phục

Dấu hiệu nhận biết rồng Nam Mỹ (Iguana) cái chuẩn bị đẻ

Khi bụng rồng Nam Mỹ cái phình to ra, gốc đuôi sẽ teo bớt đi là dấu hiệu rằng bé rồng Nam Mỹ cái đã mang thai. Chu kỳ mang thai của các bé từ 60 – 85 ngày. Thời gian 2 –3 tuần trước khi đẻ trứng, những bé cái sẽ ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn, bạn không cần quá lo lắng mà hãy chuẩn bị ổ đẻ cho chúng.

Chuẩn bị ổ đẻ cho rồng Nam Mỹ (Iguana)cái

Nếu rồng Nam Mỹ cái đang chuẩn bị đẻ trứng mà chúng không tìm được ô đẻ chúng sẽ không đẻ sẽ khiến tắc trứng và nguy hiểm đến tính mạng của con cái. Tuy có trường hợp không cần ổ đẻ chúng vẫn đẻ nhưng trường hợp này rất ít.

Nên chuẩn bị ổ đẻ bằng hộp carton hoặc thùng nhựa phù hợp với kích thước của bé. Làm 1 lỗ đủ lớn trên hộp để cho rồng Nam Mỹ cái có thể chui ra chui vào và cần rải nhiều chất nền ẩm vào trong hộp đẻ cho rồng Nam Mỹ cái đào ổ. Bạn có thể dùng mùn dừa, đất ẩm để làm chất nền ổ.

Ấp trứng rồng Nam Mỹ (Iguana)

Rồng Nam Mỹ con sẽ nở sau khi ấp từ 60 – 85 ngày. Ngay sau khi đẻ trứng nên lấy hết trứng ra và đặt vào lồng ấp luôn với nhiệt độ đã đặt sẵn vì thế người nuôi cần chú ý tới thời điểm bé đẻ xong. Những con rồng Nam Mỹ baby nở ra có ngoại hình giống với bố mẹ nó. Tuy nhiên, chúng không có gai trên lưng và đuôi.

Suckhoecuocsong.vn/TH

 

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác