Ráy thủy sinh bị nhiễm khuẩn, cách điều trị hiệu quả nhất

03/01/2021 09:54

Chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị bệnh cho ráy thủy sinh

Ráy thủy sinh bị nhiễm khuẩn, cách điều trị hiệu quả nhất

Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng ráy thủy sinh một số người chơi cho biết ráy trong hồ thủy sinh bị nhiễm khuẩn. Khi ráy thủy sinh bị nhiễm khuẩn nguyên nhân do đâu, cách điều trị như thế nào mới hiệu quả nhất.

Nguyên nhân ráy thủy sinh bị nhiễm khuẩn

Có nhiều nguyên nhân khiến ráy thủy sinh bị nhiễm khuẩn, một vài nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này phải kể đến như:

+ Do ráy thủy sinh bị suy yếu khiến vi khuẩn thừa cơ xâm nhập, phát triển gây rữa hàng loạt.

+ Rễ của ráy thủy sinh quá dày khiến các chất thải hữu cơ từ phân cá, cây mục, tạp chất hữu cơ bám vào và gây bệnh.

+ Do môi trường nước không đảm bảo, không được thay nước thường xuyên,….

Dấu hiệu nhận biết ráy thủy sinh bị nhiễm khuẩn

Vi khuẩn xâm nhập, phát triển rất âm thầm không có triệu chứng khiến chúng ta không hề biết chỉ đến khi ráy bị nhiễm khuẩn sẽ xuất hiện các dấu hiệu như:

+ Lá ráy thủy sinh bị úa vàng

+ Phần rễ ráy, ngọn, gốc và lá bị rữa

+ Ráy chậm phát triển thậm chí bị chết dần.

Hướng dẫn cách điều trị ráy thủy sinh bị nhiễm khuẩn

Khi phát hiện ráy bị nhiễm khuẩn bạn tiến hành điều trị như sau. Cách điều trị này được nhiều người chơi ráy thủy sinh áp dụng và đạt hiệu quả cao.

Thay nước trong hồ thủy sinh

Sau khi ráy thủy sinh xuất hiện những dấu hiệu ở trên chúng ta hãy thay nước. Thay nước khoảng 30% nước mỗi ngày, việc thay nước để hạn chế việc lây lan trong hồ thủy sinh.

Cắt bỏ phần nhiễm khuẩn trên thân ráy

Những bộ phận trên thân ráy như rễ, gốc, ngọn, lá bị úa, nhũn hãy dùng kéo cắt tỉa cắt bỏ. Khi cắt nên cắt sâu vào chỗ bị rữa, úa khoảng 1-2mm, những bụi ráy bị nhiễm khuẩn nặng chúng ta hãy đưa ra khỏi hồ thủy sinh.

Ngâm ráy xử lý nhiễm khuẩn

Sau khi loại bỏ những phần bị nhiễm khuẩn hãy ngâm ráy thủy sinh trong dung dịch Nano bạc để sát khuẩn. Dung dịch Nano bạc sát khuẩn chúng ta có thể mua trên mạng, cửa hàng đều có. Cách pha và thời gian ngâm ráy như sau:

Lọ Nano bạc dung tích 100ml chúng ta pha với 1,5 lít nước. Sau khi pha xong cho ráy vào ngâm trong 120 phút sau đó vớt ráy ra để ráo 5 phút.

Dưỡng ráy thủy sinh

Sau khi ngâm ráy trong Nano bạc chúng ta châm trực tiếp T-doctor vào hồ thủy sinh theo liều lượng hướng dẫn kết hợp với thay nước, châm thêm lượng thuốc tương ứng mỗi ngày trong 1-2 tuần. Cứ 2-3 ngầy thay nước lại một lần

Nếu ráy vẫn xuất hiện bị rữa chúng ta hãy tắt lọc, châm Nano bạc vào hồ theo hướng dẫn trong bao bì, ngâm trong 20 phút sau đó thay 50% nước trong hồ và chạy lại lọc. Với cách này ráy thủy sinh không còn bị nhiễm khuẩn và bị rữa nữa.

Lưu ý:

+ Trong thời gian ráy bị rữa chúng ta không châm thêm bất cứ một chất gì vào hồ ngoại trừ T-doctor và một lần ngâm nano bạc.

+ Hạ bớt lượng CO2, giảm đèn còn 4 tiếng/ngày

Sau một tuần quan sát nếu ráy thủy sinh không còn bị rữa nữa, những ngọn ráy non bắt đầu nhú ngay chỗ cắt bỏ thì chúng ta có thể châm advance theo liều hướng dẫn từng ngày và ráy dần hồi phục.

Ráy thủy sinh bị nhiễm khuẩn, cách điều trị hiệu quả nhất

Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng ráy thủy sinh một số người chơi cho biết ráy trong hồ thủy sinh bị nhiễm khuẩn. Khi ráy thủy sinh bị nhiễm khuẩn nguyên nhân do đâu, cách điều trị như thế nào mới hiệu quả nhất.

Nguyên nhân ráy thủy sinh bị nhiễm khuẩn

Có nhiều nguyên nhân khiến ráy thủy sinh bị nhiễm khuẩn, một vài nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này phải kể đến như:

+ Do ráy thủy sinh bị suy yếu khiến vi khuẩn thừa cơ xâm nhập, phát triển gây rữa hàng loạt.

+ Rễ của ráy thủy sinh quá dày khiến các chất thải hữu cơ từ phân cá, cây mục, tạp chất hữu cơ bám vào và gây bệnh.

+ Do môi trường nước không đảm bảo, không được thay nước thường xuyên,….

Dấu hiệu nhận biết ráy thủy sinh bị nhiễm khuẩn

Vi khuẩn xâm nhập, phát triển rất âm thầm không có triệu chứng khiến chúng ta không hề biết chỉ đến khi ráy bị nhiễm khuẩn sẽ xuất hiện các dấu hiệu như:

+ Lá ráy thủy sinh bị úa vàng

+ Phần rễ ráy, ngọn, gốc và lá bị rữa

+ Ráy chậm phát triển thậm chí bị chết dần.

Hướng dẫn cách điều trị ráy thủy sinh bị nhiễm khuẩn

Khi phát hiện ráy bị nhiễm khuẩn bạn tiến hành điều trị như sau. Cách điều trị này được nhiều người chơi ráy thủy sinh áp dụng và đạt hiệu quả cao.

Thay nước trong hồ thủy sinh

Sau khi ráy thủy sinh xuất hiện những dấu hiệu ở trên chúng ta hãy thay nước. Thay nước khoảng 30% nước mỗi ngày, việc thay nước để hạn chế việc lây lan trong hồ thủy sinh.

Cắt bỏ phần nhiễm khuẩn trên thân ráy

Những bộ phận trên thân ráy như rễ, gốc, ngọn, lá bị úa, nhũn hãy dùng kéo cắt tỉa cắt bỏ. Khi cắt nên cắt sâu vào chỗ bị rữa, úa khoảng 1-2mm, những bụi ráy bị nhiễm khuẩn nặng chúng ta hãy đưa ra khỏi hồ thủy sinh.

Ngâm ráy xử lý nhiễm khuẩn

Sau khi loại bỏ những phần bị nhiễm khuẩn hãy ngâm ráy thủy sinh trong dung dịch Nano bạc để sát khuẩn. Dung dịch Nano bạc sát khuẩn chúng ta có thể mua trên mạng, cửa hàng đều có. Cách pha và thời gian ngâm ráy như sau:

Lọ Nano bạc dung tích 100ml chúng ta pha với 1,5 lít nước. Sau khi pha xong cho ráy vào ngâm trong 120 phút sau đó vớt ráy ra để ráo 5 phút.

Dưỡng ráy thủy sinh

Sau khi ngâm ráy trong Nano bạc chúng ta châm trực tiếp T-doctor vào hồ thủy sinh theo liều lượng hướng dẫn kết hợp với thay nước, châm thêm lượng thuốc tương ứng mỗi ngày trong 1-2 tuần. Cứ 2-3 ngầy thay nước lại một lần

Nếu ráy vẫn xuất hiện bị rữa chúng ta hãy tắt lọc, châm Nano bạc vào hồ theo hướng dẫn trong bao bì, ngâm trong 20 phút sau đó thay 50% nước trong hồ và chạy lại lọc. Với cách này ráy thủy sinh không còn bị nhiễm khuẩn và bị rữa nữa.

Lưu ý:

+ Trong thời gian ráy bị rữa chúng ta không châm thêm bất cứ một chất gì vào hồ ngoại trừ T-doctor và một lần ngâm nano bạc.

+ Hạ bớt lượng CO2, giảm đèn còn 4 tiếng/ngày

Sau một tuần quan sát nếu ráy thủy sinh không còn bị rữa nữa, những ngọn ráy non bắt đầu nhú ngay chỗ cắt bỏ thì chúng ta có thể châm advance theo liều hướng dẫn từng ngày và ráy dần hồi phục.

Suckhoecuocsong.vn

 

Các tin khác

Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa

Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh

Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất

Hướng dẫn cách thu hoạch, bảo quản khế

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh ở cây khế

Hướng dẫn cách trồng khế tại nhà chuẩn xác

Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây mật nhân chuẩn xác

Kinh nghiệm trồng cây mật nhân trong vườn nhà