Quá trình mèo mang thai, cách chăm sóc mèo con mới sinh

04/01/2018 14:54

Tìm hiểu quá trình mang thai của mèo

Khi mèo bắt đầu bước vào quá trình sinh sản người nuôi cần phải làm gì, dấu hiệu nhận biết mèo mang thai, chăm sóc mèo mang thai như thế nào là tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về quá trình sinh sản của mèo.

Mèo bắt động dục lần đầu tiên khi nào?

Tùy từng giống mèo thường thì mèo được 5- 9 tháng tuổi là bắt đầu có biểu hiện động dục, cá biệt cũng có trường hợp mèo 4 tháng tuổi đã động dục và các giống mèo lai thì quá trình động dục có thể đến sớm hơn mèo thuần chủng, mèo được thả tự do thì động dục sớm hơn mèo được nuôi giữ trong nhà.

Tuy nhiên khi mèo đực hay mèo cái được 1 năm tuổi là thời điểm tốt nhất để mèo sinh sản bởi khi đó mèo được phát triển toàn diện, hoàn chỉnh về mặt sức khỏe và sinh lý

Dấu hiệu mèo đến thời kỳ động dục?

Mèo cái sẽ gào đực với các biểu hiện như lăn lộn, kê gào vật vã, chúng kêu rất nhiều, kêu to bất thường. Cơ quan sinh dục có hiện tượng chảy máu. Chúng thường chà xát người vào chủ hoặc đồ vật. Khi bạn chạm vào lưng chúng hoặc gần phần bộ phận sinh dục (phần gốc đuôi), mèo con sẽ nâng mông lên, đuôi xoay sang một bên, nằm trên sàn, hai chân sau thay nhau cử động, điều này cho thấy chúng đã chuẩn bị sẵn sàng tư thế để giao phối.

Còn với mèo đực trong thời gian động dục chúng thường đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu, chúng thường có tư thế đứng, giữ đuôi vểnh cao và "phun" nước tiểu vào các đồ vật theo chiều dọc, đồng thời, đuôi sẽ có hiện tượng di chuyển liên tục. Trong thời gian này, hệ thống sinh sản của mèo đực luôn trong trạng thái "hưng phấn".

Các dấu hiệu mèo đang mang thai

Chu kì động dục tạm dừng: Đây là dấu hiệu đầu tiên bạn nhận ra mèo cưng có thai. Nếu mèo nhà bạn thường trải qua chu kì động dục trong vòng 10 ngày đến 2 tuần, nhưng đột nhiên dừng lại thì chứng tỏ cô mèo đang mang bầu.

Đầu ti căng lên và đỏ hồng hơn.

Mèo thèm ăn hơn: mèo mẹ cần nhiều dinh dưỡng hơn khi mang thai nên chúng rất thèm ăn.

Buồn nôn: giống như việc ốm nghén ở loài người, nôn là dầu hiệu hoàn toàn bình thường với mèo mẹ, và thường xảy ra từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 4 của thai kì. Nhưng nếu mèo mẹ nôn nhiều và liên tục, bạn cần đưa mèo cưng đến bác sĩ thú y nhanh nhất có thể.

Bụng to ra: Vào tuần thứ 5 của thai kì, bụng của mèo mẹ bắt đầu to lên rõ ràng đến tận lúc sinh đẻ.

Mèo hay quấn lấy chủ, thích được người chủ quan tâm nhiều hơn.

Mèo thích nằm ở nơi yên tĩnh, riêng tư.

Thời gian động dục của mèo là bao lâu?

Thời gian động dục khác nhau ở từng cá thể mèo. Nhưng trung bình thường kéo dài 7 - 10 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài đến 21 ngày. Nếu mèo cái không gặp được mèo đực và không mang thai thì nó có thể động dục trở lại, với chỉ một thời gian ngắn không động dục 2 ngày giữa các lần động dục.

Mèo mang thai bao lâu thì đẻ?

Mèo mẹ thường mang thai kéo dài khoảng 56-71 ngày tùy giống loài nhưng trung bình là khoảng 67 ngày (9 tuần)

Mèo cái có thể đẻ bao nhiêu lứa trong một năm?

Mèo là loài động vật "đa tình" nhất trong giới vật nuôi chúng có thể đẻ 3-4 lứa trong một năm.

Mèo gần đến ngày sinh cần lưu ý điều gì?

Không tiêm ngừa, tẩy giun, cho mèo uống thuốc khi đang mang thai. Vắc-xin đặc biệt có thể gây nguy hiểm cho chúng hoặc mèo con trong suốt thai kỳ.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho mèo uống thuốc, bao gồm thuốc tẩy giun hoặc sau khi sinh.

Tăng lượng calo tiêu thụ trong vài tuần cuối của thai kỳ. Bạn có thể nhận thấy rằng mèo yêu thường ăn nhiều và tăng cân khi đến giai đoạn gần sinh.

Vì mèo con trong bụng luôn phát triển nhanh trong giai đoạn cuối thai kỳ, cho nên bạn cần cho mèo yêu ăn theo chế độ tăng trưởng để chúng có đủ năng lượng cung cấp cho mèo con.

Giữ mèo trong nhà khi đến giai đoạn cuối của thai kỳ. Khi mèo sắp sinh, bạn không nên cho chúng ra ngoài để tránh tìm ổ đẻ.

Bạn có thể chuẩn bị ổ hoặc hộp giấy để trong nhà. Đặt ổ nằm ở nơi ấm áp, khô ráo, yên tĩnh và lót bằng giấy báo hoặc khăn hay chăn màn cũ.

Để thức ăn, nước uống, và chỗ đi vệ sinh gần ổ và đặt mèo nằm trong đó chờ đến ngày sinh.

Mèo thường đẻ bao nhiêu con một lứa?

Không giống chó mèo thường đẻ ít con hơn, trung bình là 3 con nhưng có thể lên tới 6 hoặc nhiều hơn.

Mèo có thể mang thai trong khi chúng đang chăm sóc con?

1 - 2 tháng sau khi sinh là mèo mẹ lại có thể động dục trở lại và dễ dàng mang thai trong thời gian này.

Mùa sinh sản của mèo là mùa nào?

Mèo có thể sinh sản bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên giữa mùa xuân và cuối mùa hè là thời điểm thuận lợi cho việc sinh sản của mèo vì thời tiết ôn hòa và ấm áp.

Cách chăm sóc mèo sau khi đẻ

– Không dịch chuyển ổ mèo.

– Nếu thấy mèo con bị dính bọng ruột ở rốn ( nhìn như bọng máu) mà mãi không dứt ra được thì phải lấy kéo con cắt đi (phải chờ đến khi dây ruột nối với cái bọng khô như cọng lá khô mới cắt) để mèo con có thể bú mẹ.

– Để mèo mẹ chăm sóc mèo con một lúc, lấy thìa múc sữa ra thò tay vào trong để mèo có thể liếm trực tiếp. Cho mèo mẹ liếm nhiều nhất có thể. (làm hàng ngày)

– Mèo mẹ một lúc sau sẽ ra khỏi ổ, phải cho mèo mẹ gặm xương gà mới bổ dưỡng, không thì cho ăn cá phải tách xương hộ mèo mẹ), xay nhuyễn cơm (hoặc thay bằng cháo), trộn với thức ăn để mèo mẹ lấy chất bột (có sữa )

– Mèo mới sinh xong chị nên sưởi ấm cho mấy mẹ con nó, có thể chiếu đèn vào tổ, hoặc không chị mua cái túi trườm bằng cao su ý, đổ nước ấm vào rồi đặt trong tổ, không mèo mẹ bị lạnh sẽ ít sữa cho mèo con bú

– Phải theo dõi mèo mẹ và mèo con lúc về đêm (có sương –> để chỗ thoáng nên dễ bị sương vào), phải che chắn cẩn thận sao cho không bị bí quá.

– Khi mèo mẹ tha con ra chỗ khác phải một mình theo dõi để xem nó tha đi đâu (có trường hợp mèo mẹ tha con bị rơi ra chỗ khác). Thậm chí mình có thể đem con nó ra chỗ nó muốn. Mèo mẹ sẽ không phản ứng với chủ đâu. Như vậy sẽ tiện chăm sóc.

– Mèo con phải cho bú liên tục càng nhiều càng tốt ( hơn 1 tháng). Mèo mẹ tách ra thường xuyên quá thì phải đem mèo con ra cho nó bú mèo mẹ (đến hơn 10 lần bú/ngày).

– Mèo con được 1 tháng thì cho nó chơi trong nhà, mát, dễ chăm, dễ chơi đùa để tăng cường thể lực.

– Mèo con cai sữa –> cho ăn cháo sườn liên tục trong 2 tháng để quen đường ruột rồi mới cho ăn cơm cá đầy đủ (thỉnh thoảng cho nó uống sữa)

– Mèo con mở mắt:

+ Khi chưa mở, không được cố tình cậy mắt ra (dù có nhẹ đến thế nào, hay mèo con đã mở một mắt –> phải để nó tự mở mắt) –> mèo con có thể bị mù

+ Vệ sinh mắt hàng ngày từ vài ngày sau khi mèo con ra đời bằng cách lấy giấy ăn ( tốt nhất là bông sạch vo lại –> êm —> lúc lau không bị đau mèo con hay dính bông vào mắt) thấm nước sạch lau thật nhẹ nhàng quanh khoé mắt để lấy hết chất bẩn (làm thường xuyên) –> mèo con mở mắt thuận lợi và không bị bệnh.

+ Tuyệt đối không tắm cho mèo mẹ lẫn mèo con (lúc mèo mẹ có thai –> lúc mèo con đã cai sữa khoảng 1 tháng)

– Bạn đừng cho uống sữa có đường. Sữa có đường sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa của mèo đấy. Để tiện bạn có thể mua sữa ko đường túi của Vinamilk ấy. Mua thêm thức ăn ướt cho mèo vị cá ngừ cho mèo ăn bạn ạ. Nhớ cho nó uống nước đầy đủ và giữ ấm nhé.

– Hạn chế ăn đồ ngọt. Không ăn cay, chua,.. các loại có thể ảnh hưởng đến tiêu hoá.

Đến ngày cho em mèo con đi tiêm phòng giun sán để em ý có sức đề kháng, khoẻ mạnh, sống lâu. (còn phải nhờ bác sĩ tốt tư vấn)

Mèo mẹ cho ăn nhiều cơm, cháo lúc nuôi con bú. Khi con cai sữa nên cho nó ăn nhiều cá, thịt.

Khi mèo mẹ đang nuôi con, tuyệt đối không cho bất cứ loài vật nào đến gần ( hoặc để nó nhìn thấy) –> mèo mẹ sẽ phản ứng rất mạnh, dù bình thường khá hiền. (Phản ứng mạnh nhất: gây tử vong con vật kia, cắn chết con mình, chủ vào can sẽ bị nó cắn chảy máu –> sưng tấy (có thể gây bệnh nặng cho đến tử vong

Suckhoecuocsong.com.vn (Tổng hợp)

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác