Phương pháp huấn luyện chó chuyên nghiệp
Các phương pháp huấn luyện là các biện pháp mà nhờ đó huấn luyện viên có thể hình thành ở chó đang được huấn luyện các kỹ năng cần thiết.
Các phương pháp huấn luyện là các biện pháp mà nhờ đó huấn luyện viên có thể hình thành ở chó đang được huấn luyện các kỹ năng cần thiết.
Khi huấn luyện chó nghiệp vụ, người ta áp dụng 4 phương pháp như: phương pháp cơ học, phương pháp khích lệ ý thích, phương pháp tương phản và phương pháp bắt chước.
Thực chất của việc huấn luyện chó là việc hình thành ở chó các kỹ năng bền vững (các phản xạ có điều kiện phức tạp) đối với các tín hiệu do huấn luyện viên phát ra. Khi nắm được những cơ sở của hoạt động thần kinh cao cấp của chó, huấn luyện viên phải biết tìm ra một cách thành thạo các phương pháp (biện pháp, thủ thuật) tác động lên chó, phải biết lựa chọn những điều kiện cho việc hình thành các kỹ năng cần thiết ở chó và kìm hãm các phản ứng ngoài ý muốn. Dù có dùng phương pháp nào vẫn phải đảm bảo các tiêu chí sau khi huấn luyện
- Thương mến chó:
Phải coi chó như người bạn đồng hành, gọi tên, vuốt ve, chơi đùa tạo cho chó sự quyến luyến, vui vẻ giúp người và chó có tình cảm tốt cho việc huấn luyện sau này.
- Phải kiên nhẫn:
Điều này là vô cùng quan trọng trong huấn luyện chó, chủ chó không được nóng tính chửi rủa đánh đập chó, làm chó sợ hãi dẫn tới không tiếp thu được.
- Lệnh rõ ràng, ngắn gọn:
Lệnh phải ngắn, gọn, rõ ràng, cương quyết, có uy lực để bắt buộc chó làm theo, không được bỏ qua nhằm tạo kỷ luật. Gữa các lệnh phải có thời gian nghỉ (tối thiểu là 30 giây) để chó kịp nghe và làm theo.
- Thời gian học:
Có thể dạy chó vào sáng hoặc chiều. mỗi lần khoảng 10 - 15 phút, 1 ngày 2 lần. dạy chó tại nơi cách biệt, tránh nhiều người làm phân tán sự tập trung.
- Căn cứ vào tính nết chó:
Tùy tính nết từng con chó mà ta có phương pháp huấn luyện khác nhau. Nếu chó hiền và nhát, ta vuốt ve, động viên, khuyến khích. Nếu chó bướng bỉnh thì ta phải ép buộc, cứng rắn để chó học.
- Tuổi phù hợp:
Chó từ 6-12 tháng là dễ dạy nhất. những tuổi khác hoàn toàn có thể dạy được song mức độ tiếp thu sẽ chậm hơn.
Phương pháp cơ học:
Bằng phương pháp này, người ta hình thành ở chó các kỹ năng trong khi củng cố các kích thích có điều kiện bằng các tác động cơ học, mà các tác động cơ học này gây ra các phản xạ phòng thủ. Ví dụ, khẩu lệnh "ngồi xuống" phát ra cùng với việc ấn tay ở vùng thắt lưng của chó và kéo nhẹ dây cương lên phía trên và về phía sau, lặp lại nhiều lần này sẽ hình thành được phản xạ có điều kiện đối với khẩu lệnh "ngồi xuống".
Các kích thích cơ học gây cho chó cảm giác đau đớn và chó thực hiện các vận động bảo vệ. Trên cơ sở của các phản xạ phòng thủ ở chó, nguời ta hình thành rất nhiều kỹ năng có tính kỷ luật chung và các kỹ năng đặc biệt: Phản xạ có điều kiện đối với khẩu lệnh "phu" (cấm), sự công kích (tính hung dữ), dạy chó truy lùng người đang ẩn náu theo các dấu vết có mùi của anh ta... Các kích thích có điều kiện (cú đánh bằng roi...) do người giúp việc của huấn luyện viên thực hiện kích thích chó và gây ra ở nó phản ứng tích cực là muốn chiến đấu với người lạ. Nếu tác động cơ học lại do huấn luyện viên áp dụng thì thường là gây ra phản ứng phòng thủ thụ động ở chó.
Bằng phương pháp cơ học có thể hình thành được các phản xạ có điều kiện vững chắc, đảm bảo cho chó không từ chối công việc, nhưng không thể hình thành được tất cả các kỹ năng cần thiết. Ngoài ra, các tác động cơ học luôn luôn gây ra ở chó cảm giác không tin cậy ở chủ và sẽ phá vỡ quan hệ giữa huấn luyện viên và chó, làm cho chó có trạng thái khó chịu, thụ động, hèn nhát và điều này sẽ gây khó khăn hoặc làm cho việc hình hành các kỹ năng cần thiết rất khó có thể đạt được kết quả.
Huấn luyện viên cần phải sử dụng phương pháp cơ học một cách thành thạo, không để xảy ra các tác động gây đau đớn quá lâu và thường xuyên, phải tính đến các đặc điểm riêng biệt của hành vi của chó.
Phương pháp khích lệ ý thích:
Lần đầu tiên áp dụng phương pháp này là huấn luyện viên - nghệ sỹ V/L.Durov. Bản chất của phương pháp này là tác động của các kích thích có điều kiện củng cố thêm bằng sự cho động vật thức ăn, thông thường là miếng thịt hoặc mẩu bánh mì ... Chẳng hạn, người ta phối hợp khẩu lệnh 'sủa" (kích thích có điều kiện) với bánh kẹo (kích thích không điều kiện) khi dạy cho chó sủa theo khẩu lệnh. Bằng cách này có thể dạy cho chó làm các động tác nhất định. Ví dụ, người ta phối hợp khẩu lệnh "lại đây" với động tác giơ bánh kẹo ra, khi chó tiến đến gần thì huấn luyện viên cho nó bánh kẹo. Cũng bằng phương pháp này, người ta dạy cho chó nhảy qua các chướng ngại vật.
Phương pháp khích lệ ý thích được sử dụng để hình thành ở chó các kỹ năng có kỷ luật chung và các kỹ năng đặc biệt như: mang vật về, chọn người theo mùi đã được giao, truy lùng người theo các dấu vết có mùi ...
Mặt tích cực của phương pháp khích lệ ý thích:
- Củng cố được quan hệ (tiếp xúc) giữa huấn luyện viên và chó, điều này rất quan trọng trong việc tập luyện có kết quả đối với nghiệp vụ nhất định.
- Các phản xạ có điều kiện trên cơ sở của sự củng cố thêm bằng thức ăn hình thành tương đối nhanh và khá bền vững
- Chó thực hiện các hoạt động được hình thành trên cơ sở củng cố thêm bằng thức ăn một cách tích cực
Mặt tiêu cực của phương pháp khích lệ ý thích:
- Không thể hình thành được tất cả các kỹ năng cần thiết cho nghiệp vụ, đặc biệt là các kỹ năng có tính chất đặc biệt
- Khi hưng phấn của trung tâm thuộc về ăn uống bị giảm sút (trạng thái no) thhì có thể làm giảm sút tính tích cực trong việc thể hiện các kỹ năng đã được hình thành
- Tính liên tục đầy đủ trong công việc của chó không thể đạt được trong các điều kiện khác nhau nếu có mặt các kích thích sai lệch (chó bị đánh lạc hướng)
Phương pháp khích lệ ý thích được sử dụng để hình thành hàng loạt các kỹ năng, đặc biệt là đối với những con chó có phản ứng thuộc về ăn uống trội. Nhưng cần phải chấp hành các nguyên tắc áp dụng cho việc cho chó bánh kẹo và chế độ các bài tập luyện. Thông thường, phương pháp khích lệ ý thích được áp dụng phối hợp cùng với phương pháp cơ học.
Phương pháp tương phản:
Kinh nghiệm cho thấy rằng, phương pháp này cho kết quả tốt hơn trong việc huấn luyện. Bản chất của phương pháp này là: hoạt động của kích thích có điều kiện được củng cố thêm bằng kích thích cơ học và khi chó đã thực hiện được các hoạt động cần thiết thì phải cho nó bánh kẹo. Khi dạy chó, ví dụ, đi cạnh bên mình ở bên trái, huấn luyện viên sau khi phát lệnh 'đi bên' thì giật dây cương nếu chó chạy nhanh về phía trước hoặc chạy sang phía nào đó, còn khi chó thực hiện được khẩu lệnh thì cho nó bánh kẹo. Trong trường hợp cụ thể, các kích thích thuộc về ăn uống và gây đau đớn đối lập nhau, tương phản nhau: việc thực hiện các hoạt động cần thiết được củng cố bằng thức ăn, còn không thực hiện được các hoạt động cần thiết thì lại bị tác động gây đau đớn. Khi lặp lại các điều kiện như thế thì các kỹ năng cần thiết sẽ được hình thành ở chó một cách chính xác. Phương pháp tương phản tại cho công việc có tính liên tục và chính xác trong các điều kiện khác nhau của môi trường bên ngoài.
Việc phối hợp các kích thích cơ học và các kích thích thức ăn theo cường độ là điều rất quan trọng và đúng đắn. Nếu kích thích cơ học yếu hơn hoạt động kích thích thức ăn tiếp sau đó thì kích thích cơ học ở tất cả các lần phối hợp đều ảnh hưởng rất ít đối với cho và chó trước hết sẽ chỉ muốn nhận thức ăn. Để tránh điều này, thì cần phải tính đến cấp độ phản ứng đối với các kích thích gây đau đớn và các kích thích thức ăn và phải tạo ra các điều kiện để kích thích cơ học mạnh hơn kích thích thức ăn (cho chó những miếng bánh kẹo rất nhỏ). Khi phản xạ có điều kiện đã bền vững thì áp dụng kích thích thức ăn ít đi và sau đó hoàn toàn không dùng kích thích thức ăn nữa. Sau mỗi lần chó thực hiện đúng các khẩu lệnh thì phải khuyến khích chó bằng sự âu yếm (vuốt ve, khen ngợi chó bằng khẩu lệnh "tốt"). Phương pháp tương phản là phương pháp chủ yếu của việc huấn luyện. Tính ưu việt của phương pháp này là:
- Các kỹ năng đối với các tín hiệu của huấn luyện viên nhanh chóng được hình thành và bền vững tốt
- Quan hệ (sự tiếp xúc) giữa huấn luyện viên và chó được phát triển và củng cố vững chắc
- Công việc của chó có tính liên tục và chính xác đạt được trong các điều kiện khác nhau của môi trường xung quanh, chó thực hiện các hoạt động cần thiết một cách tích cực
Khi sử dụng phương pháp tương phản, cần phải tránh sự luân phiên (chuyển đổi thường xuyên) các tác động đối lập với chó. Sự đụng chạm (xung đột) mạnh mẽ của các phản xạ phòng thủ và các phản xạ thuộc về thức ăn sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh chức năng ở chó, phá hoại công việc của chó. Cần chấp hành chế độ xác định đối với các bài tập luyện.
Phương pháp mô phỏng (bắt chước): Phương pháp mô phỏng dựa trên việc sử dụng khả năng bẩm sinh của động vật mô phỏng các hành động của động vật khác. Khi một con chó bị kích thích vừa phải thì các con chó khác bắt đầu phản ứng lại đối với tiếng sủa của nó.
Nếu các phản xạ có điều kiện ở chó được hình thành trước mặt các con chó khác, thì sự liên hệ tương ứng cũng sẽ hình thành ở vỏ não của các con chó khác.
Phương pháp mô phỏng được áp dụng khi dạy chó vượt qua các chướng ngại vật, túm áo quần của người giúp việc, tấn công xâm lược (công kích) người lạ (giữ người lạ), thể hiện phản ứng thuộc về giọng (sủa theo khẩu lệnh ...) Phương pháp này cũng được áp dụng khi tập luyện giáo dục đối với chó con.
Ở giai đoạn của việc hình thành kỹ năng cần áp dụng phương pháp mô phỏng, sau đó phải lặp lại các bài tập luyện có sử dụng các phương pháp khác.
Khi huấn luyện chó, điều quan trọng là phải khéo léo gây ra hoạt động cần thiết của chó ngay ở lần đầu tiên và khi củng cố các hoạt động cần thiết đó bằng kích thích không điều kiện (thức ăn). Ví dụ, huấn luyện viên giơ cho chó nhìn thấy miếng thịt và phát lệnh 'ngồi xuống", nhưng phải giữ miếng thịt ở độ cao sao cho chó ngồi xuống rất vô tình mà lại có thể theo dõi được miếng thịt. Sau đó cho chó miếng thịt. Nếu lặp lại nhiều lần các bài tập luyện như vậy thì phản xạ có điều kiện đối với khẩu lệnh "ngồi xuống" sẽ được hình thành.
Trong quá trình huấn luyện cùng một kỹ năng có thể được hình thành bởi nhiều biện pháp khác nhau (hoặc nhiều thủ thuật khác nhau). Các biện pháp đó hợp lại thành phương pháp huấn luyện. Để giải quyết các nhiệm vụ huấn luyện chó khác nhau thì phải áp dụng các phương pháp khác nhau
Phương pháp huấn luyện chó
Suckhoecuocsong.com.vn