Phòng và điều trị bệnh cho sóc bay Úc hiệu quả

24/09/2020 08:28

Nguyên nhân, cách điều trị bệnh cho sóc bay Úc

Sóc bay Úc bị thiếu canxi

Nguyên nhân: Do sóc ở trong nhà lâu ngày không được phơi nắng hoặc do chế độ ăn của chúng bị thiếu canxi.

Dấu hiệu:

Sóc bay không ngừng run rẩy, có biểu hiện tê liệt ở lưng, chân sau bắt đầu yếu dần, nằm yên một chỗ hoặc lười di chuyển.

Phòng tránh

+ Thường xuyên cho sóc bay tắm nắng

+ Bổ sung canxi vào thực đơn của sóc như: thuốc bổ sung hoặc những loại thức ăn giàu canxi.

Điều trị bệnh thiếu canxi ở sóc bay Úc:

Khi phát hiện sóc bị bệnh hãy gia tăng các loại thức ăn giàu canxi vào chế độ dinh dưỡng cho sóc bay Úc.

Người nuôi có thể trộn thêm bột canxi hoặc viên tổng hợp canxi vào thức ăn, nước uống của sóc bay Úc với liều lượng theo quy định ghi trên bao bì.

Bệnh tiêu chảy ở sóc bay Úc

Nguyên nhân: Hệ tiêu hóa của sóc bay Úc khá yếu nên bệnh tiêu chảy rất dễ xảy ra nếu khâu chăm sóc không được chú ý. Bệnh tiêu chảy ở sóc bay Úc do nhiễm vi khuẩn từ thức ăn, nước uống, môi trường nuôi không được dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ.

Dấu hiệu:

Khi mắc bệnh phân của sóc bay nhão như kem đánh răng, nếu nặng hơn phân sẽ lỏng và có dịch nhầy là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy. Phần lông xung quanh hậu môn bết dính lại, có mùi hôi. Sóc bay chán ăn, nằm yên một chỗ lười di chuyển vận động.

Phòng tránh bệnh tiêu chảy ở sóc bay Úc

+ Dọn dẹp vệ sinh nơi ở, chuồng nuôi và dụng cụ đựng thức ăn, nước uống của sóc sạch sẽ.

+ Loại bỏ thức ăn thừa còn sót lại sau mỗi bữa ăn

+ Bổ sung đầy đủ chất đạm, chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày

+ Không cho sóc uống sữa bò nguyên chất, các chế phẩm từ sữa sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của sóc bay

+ Lựa chọn thức ăn phải sạch, đảm bảo vệ sinh, tươi không có dấu hiệu bị hỏng hay dập nát.

+ Tuyệt đối không cho sóc ăn thịt chưa qua sơ chế.

Điều trị:

Khi phát hiện sóc bay Úc bị bệnh hãy điều trị bằng cách sử dụng thuốc Enterogermina (men tiêu hoá) hoặc thuốc Smecta (gói, dạng bột). Liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

Bệnh táo bón, nhiễm trùng đường tiểu ở sóc bay Úc

Nguyên nhân: Do sóc hấp thu quá nhiều thành phần khoáng chất và Anbumin, chế độ ăn không đủ nước và chất xơ, căng thẳng, lười vận động, môi trường sống không đảm bảo vệ sinh.

Dấu hiệu:

+ Sóc ít đi đại tiện, phân khô và cứng, khó đi tiểu và chúng trở nên nhạy cảm cáu gắt.

+ Sóc phát ra âm thanh xì xì khi đi đại tiện.

+ Chúng sẽ bỏ ăn, bộ phận sinh dục sưng lên và đổi màu, nước tiểu có thể lẫn máu.

Phòng bệnh táo bón, nhiễm trùng đường tiểu ở sóc bay Úc

+ Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, dụng cụ đựng thức ăn, nước uống của sóc

+ Loại bỏ thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn để đảm bảo vệ sinh

+ Bổ sung thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng, cân bằng hàm lượng chất xơ, nước và đạm trong chế độ ăn của sóc, không cho sóc ăn nhiều thức ăn có quá nhiều khoáng chất và Anbumin

+ Tuyệt đối không cho sóc ăn các loại thức ăn của chó, mèo

Điều trị bệnh táo bón, nhiễm trùng đường tiểu ở sóc bay Úc:

Khi phát hiện sóc mắc bệnh hãy cho uống nước ép táo 2 lần/ngày, mỗi lần cho uống 1 thìa cà phê nước ép táo. Cân bằng chế độ ăn của sóc cung cấp đủ rau, đạm, nước. Nếu không ổn định hoặc bé bị quá nặng bạn nên đưa sóc đến cơ sở thú y để được chữa trị kịp thời.

Sóc bay Úc bị mất nước

Sóc cần có một lượng nước nhất định để duy trì hoạt động của cơ thể. Nếu như sóc bị mất nước kéo dài, không được bổ sung nước đầy đủ sẽ khiến sức khoẻ các bé yếu dần và có nguy cơ tử vong cao.

Nguyên nhân: Do không được bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể

Dấu hiệu:

Khi dùng tay cầm vào vùng da gáy nhấc sóc lên nếu da đàn hồi lại thì bé bình thường nhưng nếu 1-3 giây sau da vẫn nhăn chứng tỏ sóc đang bị mất nước.

Dùng tay nhẹ nhàng véo vào phần da cổ của bé, da nhanh chóng đàn hồi chứng tỏ bé an toàn ngược lại nếu da lâu đàn hồi thì sóc đang bị mất nước

Phòng và điều trị:

+ Bổ sung nước đầy đủ cho sóc bằng cách cung cấp nước sạch và có chế độ ăn 40% chất đạm, 40% hoa quả, rau sạch, 20% côn trùng sống.

+ Cho sóc ăn các loại trái cây mọng nước hoặc uống nước ép táo để bổ sung  nước cho sóc.

Bệnh kén ăn, bỏ ăn ở sóc bay Úc

Nguyên nhân: Do chuyển đến chỗ ở mới, tách đàn, bị stress, đau răng hoặc sưng răng, có giun sán kí sinh trong cơ thể.

Dấu hiệu: Sóc bay Úc lười ăn hoặc ăn rất ít hoặc bỏ đồ ăn

Điều trị: Phần lớn sóc bỏ ở do chuyển đến môi trường mới hoặc không quen đàn mới. Do đó, hãy để sóc bay có thời gian để các bé thích nghi với không gian sống mới và đàn mới.

Bệnh rụng lông ở sóc bay Úc

Nguyên nhân: Do sóc đực hay cọ đầu vào chuồng vật dụng để đánh dấu lãnh thổ, đó là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu phát hiện chúng bị rụng từng mảng lông lớn, không phải ở đỉnh đâu chứng tỏ các bé đang bị rụng lông. Do đó chúng có thể bị ký sinh trùng, viêm da hoặc do môi trường sống kém vệ sinh, sóc bị bệnh ngoài da.

Dấu hiệu:

+ Lông sóc bay bị rụng từng mảng hoặc lông rất mỏng ở khắp cơ thể chứ không riêng mỗi phần đỉnh đầu.

+ Quan sát kỹ thấy các vết mẩn đỏ trên da

Phòng tránh

+ Điều chỉnh cân bằng phần đạm, rau và chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày

+ Thường xuyên kiểm tra lông, da để kịp thời phát hiện bệnh sớm để đưa tới cơ sở thú ý điều trị.

Tổn thương giác mạc, đục thuỷ tinh thể ở sóc bay Úc

Nguyên nhân:

+ Tai nạn: Do trong quá trình leo trèo, bay lượn sóc bị dị vật làm tổn thương hoặc ảnh hưởng đến giác mạc.

+ Di truyền: Do sóc mẹ khi mang thai bị béo phì hoặc do sóc mẹ trong thời gian mang thai bị thiếu vitamin A, lượng đường trong máu quá cao cũng gây ra tình trạng đục thuỷ tinh thể ở sóc con

Phòng ngừa:

+ Cân bằng chế độ ăn và bổ sung lượng thức ăn hợp lý, giảm hàm lượng protein. cho sóc mẹ trong thời gian mang thai

+ Không để những vật dụng, cành cây có góc nhọn, những vật sắc nhọn trong chuồng sóc bay

Bệnh béo phì ở sóc bay Úc

Nguyên nhân: Do sóc ăn quá nhiều

Dấu hiệu:

+ Cơ thể mập mạp, lười di chuyển, vận động hoajce di chuyển rất chậm chạp.

+ Dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ

Phòng tránh:

+ Thường xuyên chơi đùa với sóc để sóc vận động đẻ giảm lượng mỡ thừa trên cơ thể.

+  Nên làm chuồng rộng rãi, thoáng mát, tránh xa tiếng ồn, đặt các nhánh cây trong chuồng để sóc có thể leo trèo, vận động.

+ Không cho sóc bay ăn quá nhiều, ăn với số lượng vừa đủ, cân bằng chế độ ăn của sóc

Những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp người mới nuôi có thể dễ dàng phát hiện bệnh của sóc để từ đó điều chỉnh hợp lý, xử lý bệnh kịp thời.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác