Phân nước cho hồ thủy sinh: phân nước là gì, khi nào cần bổ sung
Khi nào cần châm thêm phân nước cho hồ thủy sinh, bổ sung phân nước cho cây thủy sinh như thế nào, những điều cần nhớ khi châm phân nước cho hồ thủy sinh
Phân nước cho hồ thủy sinh có chứa các thành phần dinh dưỡng để bổ sung trực tiếp vào nước hồ định kỳ giúp cho cây thủy sinh phát triển. Nhưng khi bổ sung phân nước chúng ta cần chú ý điều gì, khi nào cần châm thêm phân nước cho hồ thủy sinh? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây?
Phân nước cho hồ thủy sinh là gì?
Phân nước hồ thủy sinh là dung dịch dạng lỏng có chứa các thành phần dinh dưỡng có tác dụng bổ sung trực tiếp vào hồ thủy sinh định kỳ. Tùy theo từng công thức pha chế của mỗi nhà sản xuất phân nước sẽ chỉ chứa các thành phần vi lượng, chỉ chứa các thành phần đa lượng, chỉ chứa một vài chất nào đó, chứa tổng hợp các thành phần mà cây thủy sinh cần. Do đó, tùy từng tình trạng của cây thủy sinh người chăm sóc chọn loại phân nước phù hợp để bổ sung cho cây thủy sinh đang bị thiếu hụt.
Khi nào cần châm thêm phân nước cho hồ thủy sinh?
Để xác định khi nào cần châm thêm phân nước cho hồ thủy sinh chúng ta phải xác định được tình trạng dinh dưỡng của hồ thủy sinh của mình. Nhưng để xác đinh được chính xác tình trạng dinh dưỡng của hồ thì khá khó nhất là những người mới. Nhưng chúng ta có thể ước lượng được tình trạng dinh dưỡng hồ thủy sinh một cách tương đối.
+ Cây thủy sinh ở giai đoạn phát triển chậm:
Tại thời điểm này mức độ dinh dưỡng trong hồ thủy sinh đã xuống mức thấp không còn nhiều như ban đầu. Việc bổ sung phân nước chưa thật sự cần thiết. Nhưng nếu cây thủy sinh lấy lại phong độ, giữ vững tốc độ phát triển hãy châm thêm phần nước cho hồ thủy sinh
+ Cây thủy sinh đã dừng phát triển:
Khi quan sát thấy cây thủy sinh đã dừng phát riển, lá mới ra ít, lá teo nhỏ, lá cũ xơ xác, đứt khỏi thân, nổi nhiều trên mặt nước thì mức độ dinh dưỡng trong hồ thủy sinh đang ở mức cạn kiện. Do đó, việc bổ sung phân nước lúc này thực sự cần thiết.
+ Hình thái lá, thân cây thay đổi, phát triển không bình thường như ban đầu:
Nếu cây thủy sinh trong hồ có những dấu hiệu này thì do hồ thủy sinh bị thiếu một hoặc vài chất nào đó. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về hồ thủy sinh và bổ sung các chất thiếu hụt.
Bổ sung phân nước cho cây thủy sinh như thế nào?
Để bổ sung phân nước an toàn, phù hợp với nhu cầu của cây thủy sinh chúng ta hãy thử với một liều lượng nhất định. Hãy bắt đầu với liều lượng bằng 1/3 theo hướng dẫn ghi trên bao bì, châm phân nước cho hồ thủy sinh 3 lần và quan sát các thay đổi trong hồ.
+ Cây thủy sinh có dấu hiệu hồi phục:
Nếu quan sát thấy cây thủy sinh có dấu hiệu hồi phục, ra chồi non mới thì chứng tỏ bạn đã đi đúng hướng
+ Xuất hiện rêu hại:
Nếu sau khi châm phân nước có sự xuất hiện của rêu hại hãy dừng lại, hạ liều lượng phân nước xuống thấp hơn khoảng ¼.
Sau 3 lần châm phân nước tiếp theo mà mọi thứ vẫn ổn, bạn có thể nâng lên theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Những điều cần nhớ khi châm phân nước cho hồ thủy sinh
+ Nên noi phân nước chỉ là phương án thay thế khi bạn muốn tiếp tục duy trì một bố cụ bể thủy sinh đã hết dinh dưỡng hoặc đang bị thiếu hụt sinh dưỡng.
+ Trước khi sử dụng phân nước hãy thay nước để phân nước không bị ảnh hưởng bởi các chất tồn sư cũ.
+ Khi sử dụng phân nước hãy kết hợp với phân nền. Bởi phân nền cung cấp dinh dưỡng, ổn định các chỉ số của môi trường nước và phân nước giữ vai trò yểm trợ phía sau.
+ Lựa chọn sử dụng phân nước có thương hiệu, uy tín, chính hãng.
+ Không nên sử dụng phân nước đã quá hạn sử dụng bởi một số chất trong phân nước đã bị biến đổi chất.
+ Nên châm nhiều lần với lượng nhỏ hơn là ít lần với lượng lớn.
+ Hãy tìm hiểu kĩ về tình hình hồ và phân nước mà chúng ta đang sử dụng
+ Nên sử dụng các sản phẩm phân nước tổng hợp sẽ có tác dụng bổ sung toàn diện các chất cần thiết cho hồ thủy sinh của bạn.
+ Không nên sử dụng phân nước khi: chúng ta không chăm chỉ, đều đặn châm phân nước hàng hàng, không thể thay nước định kỳ, không có bộ châm phân nước tự động, chưa nắm được các nhu cầu dinh dưỡng của cây, chưa hiểu về phân nước mà mình định sử dụng, bạn phần lớn là cây dạng thảm
Suckhoecuocsong.vn/TH