Nuôi ba ba cảnh những điều cần nhớ
Hướng dẫn cách chăm sóc ba ba cảnh
Bể nuôi ba ba cảnh
Nhiều người nuôi ba ba cảnh thường hay tận dụng những bể cá cảnh để nuôi ba ba. Nhưng theo ý kiến của các chuyên gia chúng ta không nên nuôi ba ba trong bể cá cảnh. Do ba ba trong môi trường tự nhiên thường hay vùi mình dưới lớp bùn để ngụy trang bắt mồi, khi chúng phát hiện con cá nào bơi qua chúng sẽ dùng chiếc cổ dài của nó sẽ tung ra để tóm lấy con cá. Vậy nên chúng sẽ tấn công và ăn hết những con cá cảnh trong bể cá.
Để ba ba cảnh phát triển tốt nhất nên nuôi ba ba cảnh trong hũ sành càng rộng càng tốt. Hàng tuần vệ sinh sạch sẽ nơi ở của ba ba, không cần phải ngày nào cũng phải vệ sinh nơi ở của ba ba, tốt nhất 2 tuần vệ sinh một lần nơi ở của ba ba cảnh.
Khi làm bể nuôi ba ba dưới lớp đáy của bể nên cho đất khô sạch pha cát không bị ô nhiễm, lẫn chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của ba ba. Người nuôi nên thả bèo, lục bình trong bể nuôi làm chỗ trú ẩn, chỗ phơi nắng cho ba ba và có tác dụng lọc nước rất tốt.
Trong bể nuôi nên thả cá bảy màu nhỏ để trang trí cho bể nuôi và tập cho ba ba thói quen săn mồi sống.
Bên cạnh đó với các tỉnh miền Bắc vào mùa đông nhiệt độ giảm mạnh nên có biện pháp giữ ấm cho bể ba ba tránh nước bể ba bị lạnh quá khiến ba ba cảnh bị bệnh.
Lựa chọn thức ăn nuôi ba ba cảnh
Ba ba cảnh những ngày đầu bạn có thể cho ăn cá nhỏ, bạn có thể lựa chọn cá bống, cá cờ, cá mại, ốc sên, ốc đồng, ốc nhồi, trai, hến, trùng quế, giun đất hay nhộng tằm. … Không nên cho cho ăn cá vụn say nhuyễn vì lâu ngày sẽ làm ô nhiễm môi trường nước nuôi nếu ba ba không ăn hết.
Hạn chế các phần cứng của thức ăn sống như đầu cá, vảy cá, vỏ của các động vật nhuyễn thể trong khẩu phần ăn của ba ba những loại này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của ba ba. Khi chọn thức ăn tươi sống bạn nên chọn thức ăn còn tươi, vệ sinh sạch rồi mới cho ba ba cảnh ăn.
Người nuôi có thể bổ sung thức ăn từ động vật sấy khô như: tôm khô, tép khô,… Khi chọn mua thức ăn khô nên chọn những loại rẻ tiền và nên cho ăn kèm với thức ăn tươi sống hàng ngày.
Hướng dẫn cách chăm sóc ba ba cảnh
Ba ba nhạy cảm với nhiệt độ nếu nhiệt độ nước nuôi quá thấp ba ba sẽ ngừng ăn, ngừng hoạt động do đó bạn cần chú ý nhiệt độ nuôi. Bạn nên cho ba ba tắm nắng thời gian tắm nắng mỗi lần từ 20-30 phút là tốt nhất, cách 3 ngày cho ba ba tắm nắng một lần. Ba ba được tắm nắng sẽ lớn nhanh, dễ chăm sóc ít nhiễm một số bệnh tật về da.
Thường xuyên vệ sinh bể nuôi ba ba cảnh để đảm bảo sạch sẽ, tránh mùi hôi, vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của ba ba.
Phòng và điều trị một số bệnh ở ba ba cảnh
Bệnh ngộ độc nước
Nguyên nhân do nước nuôi của ba ba lâu ngày không được thay các chất bẩn ở dưới đáy bùn sinh ra các chất khí đọc NH, CO2 gây ngộ độc cho ba ba.
Triệu chứng: Khi ba ba nhiễm bệnh khi dùng kính lúp soi sẽ phát hiện vùng bụng, chân trước và sau bị xung huyết sưng đỏ, bị rữa nát nếu bị nặng, diềm mai bị rách hình răng cưa.
Phòng và điều trị: Người nuôi cần lập tức bắt ba ba cảnh ra chậu mớ, khử trùng đáy bể nuôi và thay nước sạch vào bể rồi mới thả ba ba vào. Lên lịch thay nước bể nuôi thường xuyên tránh tình trạng nước ao nuôi bị bẩn khiến ba ba bị nhiễm bệnh
Bệnh về đường tiêu hóa
Do thức ăn của ba ba không được sạch,bị ươn, thối không đảm bảo vệ sinh. Do đó, người nuôi khi chọn thức ăn cho ba ba cảnh nên chọn thức ăn sạch, còn tươi không bị bốc mùi ươn thối và đảm bảo vệ sinh. Nếu ba ba không ăn hết hãy thu hết phần thức ăn thừa bỏ đi tránh để lại bể nuôi ba ba cảnh.
Bệnh sưng cổ ở ba ba
Do virus gây ra cho ba ba khiến cổ ba ba sưng không thể rụt cổ vào trong mai. Người nuôi cần trộn thuốc Tetracycline, Chlorocid hoặc Sunfamid vào thức ăn của ba ba trong 3 ngày liên tiếp.
Cảm lạnh
Do ba ba rất dễ bị cảm lạnh nếu nhiệt độ quá thấp nhất là vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp. Do đó người nuôi cần đảm bảo môi trường sống của chúng có nhiệt độ trung bình ấm, hạn chế đặt bể nuôi ba ba cảnh nơi có gió lùa, nước mưa hắt vào nên đặt tại nhưng nơi ấm áp, có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
Suckhoecuocsong.vn