Nọc độc của rắn hổ mang chúa đáng sợ cỡ nào?
Nọc độc của rắn hổ mang chúa có thể giết chết nạn nhân chỉ sau 30 phút
Hổ mang chúa là loài rắn độc dài nhất thế giới, nọc độc của rắn hổ mang chúa tấn công hệ thần kinh, gây nhiễm trùng và làm rối loạn nhịp tim, đủ khiến nạn nhân tử vong sau 30 phút nếu không được điều trị kịp thời.
Rắn hổ mang chúa phân bố chủ yếu ở các vùng rừng nhiệt đới, trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á.
Giết người bằng một vết cắn
Theo các chuyên gia, rắn hổ mang chúa có khả năng giết chết nạn nhân, thông qua một vết cắn có chứa từ 200 – 500mg nọc độc. Một số rắn hổ mang chúa có thể phun tới 7 ml nọc độc. Đây là lượng nọc độc có thể giết chết một con voi châu Phi trong vài giờ và làm cho 20 người đàn ông trưởng thành thiệt mạng.
Nọc độc cảu rắn hổ mang chúa có thể giết người sau 30 phút nếu không được điều trị kịp thời.
Khi bị rắn hổ mang chúa cắn chất độc thần kinh có trong nọc rắn sẽ xâm nhập vào cơ thể ngăn chặn hoạt động của hệ thống thần kinh và và hệ thống thần kinh - cơ trong vòng 15 phút đến hai giờ, gây ra tình trạng mờ mắt, đau nhức, buồn ngủ, chóng mặt và tê liệt thần kinh, khó thở. Các mô xung quanh vết cắn cắn bị thâm, sưng lên và chết đi. Điều này gây ra nhiễm trùng và nạn nhân có thể phải cắt bỏ bộ phận cơ thể như chân, tay.
Nọc độc rắn hổ mang chúa cực kỳ nguy hiểm do chứa độc tố cardiotoxin nguy hiểm. Ở giai đoạn cuối cùng, độc tố cardiotoxin làm tăng huyết áp trước khi nhanh chóng chậm lại và khiến tim ngừng đập và thiệt mang rất nhanh chóng. Rắn hổ mang giết chết nhiều người vì nó hoạt động cả ngày lẫn đêm. Chúng thường xuất hiện ở khu vực đông dân cư, nơi rậm rạp hoặc nơi nhà bỏ hang ít người đi lại.
Tuy nhiên, ngày ngay sự phát triển của y đã dùng nọc độc rắn để
Tuy nhiên, y học đã dùng nọc rắn để chế tạo huyết thanh kháng nọc, chữa cho những người bị rắn cắn. Khoảng 400 loài rắn có nọc độc và huyết thanh chế từ loài nào chỉ chữa được cho người bị loài rắn đó cắn. Hiện gần 100 quốc gia đã chế tạo trên dưới 200 loại huyết thanh. Việt Nam đã điều chế thành công loại huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất, lục tre, hổ chúa và chàm quạp.
Nọc rắn còn được dùng chế các thuốc giảm đau, chống viêm trong thấp khớp, đau cơ, đau dây thần kinh... dưới dạng tiêm hay thuốc mỡ.
Khi bị rắn hổ mang chúa cắn phải làm như thế nào?
Nếu chẳng may bị rắn hổ mang chúa cắn bạn cần nằm im, dùng cố định chân tay và vùng cắn nhằm hạn chế sự xâm nhập của nọc độc vào cơ thể, hoặc làm cho việc thâm nhập chậm đi và ít hơn. Không tự ý đi lại, trích, rạch vùng da bị rắn cắn nhằm loại bớt chất độc ra khỏi cơ thể. Hành động này sẽ vô tình làm chất độc di chuyển nhanh hơn trong cơ thể, giảm bớt thời gian cứu sống.
Tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh và không bôi các loại hóa chất, thuốc, lá cây… lên vết cắn.
Sau đó ngay lập tức chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ tiêm huyết thanh kháng nọc độc để tránh bị tử vong và sơ cứu vết rắn cắn.
Suckhoecuocsong.vn/Theo Baomoi