Những sai lầm khi nuôi cá cảnh nhiều người mắc phải

02/06/2020 11:25

Sai lầm phổ biến khi nuôi cá cảnh

Nuôi cá cảnh là một trong những thú vui được nhiều người yêu thích nhất bên cạnh việc nuôi chó, mèo, rùa cảnh, thỏ cảnh,…Nhưng trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng cá cảnh qua thời gian cá cảnh trong bể nuôi chậm phát triển, nhiễm bệnh thậm chí là bị chết. Rất có thể người nuôi cá cảnh đã mắc phải một trong những sai lầm dưới đây. Hãy cùng suckhoecuocsong tìm hiểu xem đó là những sai lầm nào khi nuôi cá cảnh nhé.

Mua cá và bể cùng lúc

Khá nhiều người chọn mua cá và bể nuôi cá cùng một lúc. Nhưng đây là sai lầm bởi để cá phát triển khỏe mạnh bạn cần cần chuẩn bị bể cá khoảng 2-3 ngày trước khi thả cá vào. Như đã đề cập trước đó, bể cá cần có lợi khuẩn. Nếu không, cá cảnh có nhiều khả năng sẽ chết do amoniac tăng vọt.

Như loài cá vàng nhiều người sau khi mua về và thả vào bể kính mà không biết rằng, cá vàng rất dễ chết ngay khi bị thay đổi môi trường nước. Để đảm bảo điều kiện sống tốt nhất cho những chú cá, hãy chuẩn bị bể kính và đo lường thông số nước trước khi thả cá vào bể nuôi.

Chọn bể trước khi chọn cá

Trên thị trường bán phụ kiện nuôi cá cảnh bày bán rất nhiều các loại bể nuôi cá cảnh với hình dạng, kích thước, chất liệu khác nhau như: bể cá hình tròn, bể cá hình vuông, hình chữ nhật, hình bất quy tắc

Nhưng nhiều người chọn những bể cá theo ý thích, giá bán mà không quan tâm đến việc liệu cá của bạn có phù hợp để nuôi trong bể nuôi đó hay không. Bởi mỗi một loài cá cảnh  có tập tính sinh hoạt, yêu cầu về môi trường và không gian sống rất khác nhau. Nên chỉ sau một thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng cá cảnh những con cá cảnh lười ăn, chậm phát triển, còi cọc, dễ bị nhiễm bệnh thậm chí là bị chết. Do vậy trước khi chọn bể nuôi cá bạn nên lựa chọn nuôi loại cá cảnh nào để từ đó chọn được bể nuôi hợp lý.

Chọn nuôi chung nhiều cá cảnh khác cùng bể không phù hợp

Khá nhiều người có suy nghĩ càng nuôi chung nhiều loài cá cảnh khác với nhau thì bể nuôi càng đẹp, rực rỡ, thu hút mọi ánh nhìn hơn. Nhưng không phải loài cá nào cũng lành tính, thân thiện và dễ nuôi chung với nhau trong bể nuôi. Như cá Royal Gramma và Royal Dottyback không thể đặt chung một bể. Bởi hai loài cá này sẽ tranh giành thức ăn, tranh giành lãnh thổ, đánh nhau và tập tính cũng khác nhau hoàn toàn.

Do vậy dù có muốn nuôi chung các loài cá cảnh khác với nhau đi chăng nữa bạn không nên nuôi các loài có tập tính hung dữ chung với nhau. Một số loài cá chỉ được nuôi đơn độc, điển hình là giống cá betta. Hoặc một số loài cá cần điều kiện môi trường nước khác nhau như: cá tai tượng cần nuôi trong môi trường nước ngọt, cá Royal Gramma lại chỉ sống được trong môi trường nước mặn, cá trạng nguyên nuôi trong môi trường nước mặn độ pH của bể nuôi ở khoảng 8,1 – 8,3 độ,…Trước khi muốn nuôi chung các loài cá cảnh khác nhau nên kiểm tra độ tương thích của các loài cá trước khi quyết định nuôi chung, tham khảo ý kiến của người nuôi cá cảnh lâu năm.

Không khử Clo trong nước nuôi

Rất nhiều người khi thay nước cho bể nuôi thường lấy nước máy trực tiếp từ vòi đổ luôn vào bể nuôi. Nhưng nước máy thông thường có lẫn Clo hoặc tại một số nơi nước máy có hàm lượng Clo khá cao. Khi nước không được khử Clo sẽ khiến cá bị chết.

Do vậy, trước khi thả cá bạn nên để phơi nước ở ngoài trời ít nhất 1 ngày để loại bỏ hoàn toàn hàm lượng Clo trong nước nuôi. Nên phơi nước ở ngoài trời có nắng càng to càng tốt hoặc sử dụng máy bơm khử Clo, thuốc thử Clo trong nước.

Thiếu hiểu biết về chu trình Nitơ trong bể cá cảnh

Khá nhiều người nuôi cá cảnh thường không quan tâm đến nito trong bể cá cảnh. Nhưng bạn có biết một bể có sẽ trở thành thảm họa nếu chu trình Nitơ thiếu đi vi khuẩn có lợi. Khi bể cá thiếu vi sinh sẽ làm tích tụ Amoniac, khiến cá cảnh sinh bệnh thậm chí là chết.

Các lợi khuẩn thường hạn chế amoniac, sản sinh ra nitrite, sau đó tiếp tục phân hủy nitrite thành nitrat. Tại thời điểm này, khi nồng độ nitrat tăng lên, bạn cần thay nước nuôi cho bể vì các vi khuẩn có lợi không thể tiếp tục phân hủy nitrat.

Do đó để tránh việc cá bị bệnh, bị chết hãy thường xuyên theo dõi chu trình vệ sinh bể cá, bật bộ lọc nước và tiến hành thay nước định kỳ.

Thay toàn bộ nước trong bể cá

Thay toàn bộ nước trong bể cá là một trong những sai lầm phổ biến mà những người mới nuôi cá cảnh hay mắc phải. Khi thay toàn bộ nước trong bể thì các lợi khuẩn cũng mất đi theo đó, dẫn đến nồng độ amoniac tăng vọt vì không có sự kiểm soát của lợi khuẩn, khiến nguồn nước trở nên độc hại. Kết quả khiến cho cá cảnh phải chịu sự ô nhiễm và sinh bệnh nhanh chóng. Khi thay toàn bộ nước nuôi trong bể cá còn khiến cá cảnh dễ bị sốc và khó thích ứng nếu gặp phải những thay đổi đột ngột, điển hình là nhiệt độ nước. Do vậy, hãy thay nước từ từ với khối lượng tương đương 1/3 bể để làm sạch bể, đảm bảo môi trường sống quen thuộc cho cá.

Mua bể kính mini thay vì bể lớn

Rất nhiều người mắc phải sai lầm chính là mua bể cá mini thay vì bể cá lớn bởi giá thành rẻ, dễ vệ sinh, không chiếm diện tích, không tốn kém với các thiết bị duy trì bể cá . Bởi họ quan niệm nên chọn mua những bể cá mini để nuôi thử cá cảnh. Nhưng bạn có biết việc  duy trì bể nuôi mini còn khó khăn hơn nhiều so với bể kính lớn.

Nhưng nhược điểm lớn nhất của những bể cá mini chính là không phù hợp với kích thước của cá cảnh. Bởi khi những con cá cảnh lớn lên kích thước tăng đồng nghĩa với không gian sống bị thu hẹp đáng kể. Khi đó bể nuôi quá nhỏ khiến chúng cảm thấy chật chội, thiếu oxy khiến chúng giảm tuổi thọ, chậm lớn.

Tin vào quan niệm “Kích cỡ của cá tương ứng với độ lớn của bể”

Nhiều người thường tin vào quan niệm “Kích cỡ của cá tương ứng với độ lớn của bể”. Nhưng quan niệm này chỉ đúng một phần nhưng nếu được nuôi trong một bể nhỏ với chất lượng nước kém, chúng sẽ phát triển chậm lại. Do đó, kích thước của chúng chỉ phát triển đến kích cỡ của bể cá. Đồng thời, sức khỏe và tuổi thọ của chúng cũng giảm đi rất nhiều.

Do đó, bạn cần nghiên cứu kích thước bể phù hợp với loài cá mà bạn muốn nuôi. Bên cạnh đó, bạn nhớ tăng kích thước bể lên nếu muốn nuôi một đàn.

Cho cá cảnh ăn quá nhiều

Sai lầm phổ biến khác mà khá nhiều người mắc phải chính là cho cá cảnh ăn quá nhiều, ăn liên tục. Khi cho cá ăn quá nhiều khiến thức ăn dư thừa sẽ tích tụ thành chất thải khó làm sạch. Lượng thức ăn dư thừa còn khiến thành phần hóa học của nước thay đổi nghiêm trọng, khiến cá dễ dàng mắc bệnh, ảnh hưởng đến môi trường nước nuôi, kích thích sự phát triển của rong rêu tảo độc phát triển. Việc cá cảnh ăn quá nhiều khiến cá cảnh mắc phải các chứng bệnh về gan hoặc đường tiêu hóa như chướng bụng, bình bụng,…

Do vậy chỉ cho chúng thức ăn trong 3-4 phút. Tần suất cho ăn tối đa 2-3 lần/ngày với lượng nhỏ và đừng cho chúng ăn liên tục quá 5 phút.

Không hiểu về cây thủy sinh

Bạn có biết cây thủy sinh lọc nước bể cá cảnh cần ánh sáng để quang hợp ít nhất 8 giờ một ngày.  Nếu không tạo điều kiện phù hợp cho cây thủy sinh phát triển cây sẽ bị chết, thối rễ, thân khiến môi trường nước nuôi của cá bị ảnh hưởng khiến cá bị bệnh, chết. Do đó, cung cấp đủ ánh sáng cho cây thủy sinh phát triển, nếu không có ánh sáng tự nhiên có thể lắp đèn chiếu sáng, sử dụng cát nền chuyên dụng để cây thủy sinh bám rễ và phát triển.

Mua cá cảnh bị bệnh về nuôi

Khá nhiều người khi mua cá cảnh chỉ quan tâm đến hình dáng, kích thước, ý thích mà không quan tâm đến việc chúng có đang bị bệnh hay không và tin vào lời của người bán.

Khi lựa chọn cá có bị bệnh hay không nên dùng tay gõ nhẹ vào thành xem con nào phản ứng nhanh nhạnhh, bơi linh hoạt,…Những con như vậy thường có sức sống cao. Quan sát cơ thể, vây lưng, vây đuôi, vây ngực xem có dấu hiệu bị rách, hoặc nhiễm bệnh hay không. Không mua những con cá cảnh có biểu hiện như rung vây, sưng vây, sứt vây, trên người có vết thương, vết đốm hoặc dấu vết lạ trên người, màu sắc nhợt nhạt.

Những sai lầm phổ biến trên đây nhiều người nuôi cá cảnh thường mắc phải. Hi vọng những thông tin hữu ích sẽ giúp các bạn tránh được những sai lầm mắc phải để đàn cá cảnh được khỏe mạnh, phát triển tốt, ít nhiễm bệnh tật.

Suckhoecuocsong.vn/TH

 

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác