Những loại đá dùng cho bể thủy sinh, nguyên tắc khi sắp xếp bố cục núi đá hồ thủy sinh

20/01/2021 16:10

Những loại đá thủy sinh thường dùng cho bể thủy sinh, nguyên tắccần nhớ khi sắp xếp bố cục hồ thủy sinh

Một hồ thủy sinh đẹp bên cạnh việc lựa chọn cây thủy sinh, cá cảnh thì việc trang trí hồ thủy sinh bằng đá góp phần tạo nên phong cách độc đáo riêng cho hồ thủy sinh. Nhưng bạn đã biết những loại đá nào nên dùng cho bể cá thủy sinh hay chưa, cần tuân thủ những nguyên tắc gì khi làm bố cục đá hồ thủy sinh. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những loại đá dùng cho bể thủy sinh và giải đáp một số vấn đề khi trang trí hồ thủy sinh bằng đá.

Đá thủy sinh là các loại đá trong tự nhiên dùng để sắp xếp bố cục theo các phong cách khác nhau cho bể thủy sinh được sinh động, phong cách hơn, sang trọng hơn. Đá thủy sinh có thể được sử dụng để làm trang trí các tiểu cảnh, bể thủy sinh bán cạn,…

Những loại đá thủy sinh thường dùng cho bể thủy sinh

Đá tai mèo

Đá tai mèo cũng là một trong những loại đá được nhiều người sử dụng để trang trí, tạo phong cách cho hồ thủy sinh của mình. Đá tai mèo là loại đá vôi bị phong hóa tự nhiên bởi nước mưa, gió,…đá tai mèo phân bổ nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc và nhiều nhất ở Hà Giang.

Đá tai mèo có độ cứng, độ nặng hơn hẳn với một số loại đá trong tự nhiên và sở hữu nhiều hình thù, hình dáng khác nhau nên được dân chơi bể thủy sinh ưa thích. Kể cả khi ngâm nước trong khoảng thời gian dài thì đá tai mèo rất ít khi bị lên rêu xanh mà vẫn giữ được vẻ đẹo vốn có lúc ban đầu của đá tai mèo.

Đá da voi

Đá da voi là loại đá thủy sinh được nhiều người chơi thủy sinh sử dụng khá nhiều khi thiết kế hồ thủy sinh của mình. Đá da voi có hình dáng bên ngoài sần sùi, màu giống với màu của da voi.

Đá da voi cực kỳ dễ sử dụng, sắp xếp trong hồ thủy sinh cũng như theo nhiều phong cách trang trí hồ thủy sinh khác nhau. Nhìn bề ngoài chúng sở hữu vẻ đơn giản nhưng khi chúng được sắp xếp chung với nhau cộng với sự khéo léo thì chúng lại sống động, chân thực, tinh tế, có vẻ đẹp rất riêng, hấp dẫn của người tham quan.

Đá Tiger

Đá Tiger là loại đá thủy sinh được nhập khẩu từ Trung Quốc nên giá thành thường cao hơn so với một số loại đá thủy sinh thông thường. Nhưng khi sử dụng loại đá thủy sinh này thì bạn sẽ sở hữu được một hồ thủy sinh tuyệt đẹp bởi sự tuyệt tác mà đá Tiger đem lại. Bởi loại đá này có hình thù gồ ghề, sần sùi, lỗ rỗ rất tự nhiên không theo bố cục chuẩn nào.

Đá sỏi cuội

 Đá sỏi cuội sở hữu hình dáng khá đẹp, có nhiều màu sắc, kích thước khác nhau, mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị nên bạn có thể dễ dàng chọn lựa, sắp xếp chúng theo nhiều phong cách trang trí khác nhau.  Khi ngắm nhìn hồ thủy sinh có trang trí đá sỏi cuội sẽ khiến chúng ta cảm thấy bình yên nhẹ nhàng, thư giãn.

Đá xanh

Đá canh khá cứng, chống mài mòn cực kỳ tốt nên có thể để lâu trong nước không bị ảnh hưởng quá nhiều, không mất thời gian bảo dưỡng. Đá xanh có thể sắp xếp nhiều bố cục, phong cách khác nhau tạo nên một nét đẹp tự nhiên, cuốn hút

Đá trầm tích

Đá trầm tích được nhiều người chơi thủy sinh lựa chọn bởi khi sử dụng loại đá này sẽ tạo sự mộc mạc, mới lạ giúp cho không gian trong hồ thủy sinh trở lên sinh động hơn.

Nhưng loại đá này có nhược điểm chính là không bền khi đặt trong nước, nó dễ bị vỡ gây ảnh hưởng đến tiểu cảnh hình thái ban đầu.

Đá Phan Thiết

Đá Phan Thiết sở hữu cấu tạo mới lạ, đường nét, hình dáng độc đáo nên được sử dụng nhiều trong hồ thủy sinh. Đá Phan Thiết có trọng lượng khá nhẹ nên có thể sử dụng số lượng lớn mà không sợ bị ảnh hưởng đến độ an toàn của bể.

Những nguyên tắc cần nhớ khi sắp xếp bố cục hồ thủy sinh

Để hồ thủy sinh của chúng ta trở nên đẹp, phong cách, sống động và độc đáo khi sắp xếp bố cục hồ thủy sinh cần nhớ những nguyên tắc sau:

+ Không nên sử dụng hai hay nhiều các loại đá khác nhau trong một bố cục hồ thủy sinh. Chỉ nên sử dụng duy nhất một loại đá thủy sinh để sắp xếp bố cục trong hồ thủy sinh.

+ Nên tận dụng những viên đá có kích thước nhỏ để làm tăng tính tự nhiên trong hồ thủy sinh

+ Nên vệ sinh đá thủy sinh sạch sẽ trước khi cho vào hồ thủy sinh

+ Khi gắn các đá thủy sinh nên sử dụng keo chuyên dụng, keo 502, xi măng hoặc keo AB

+ Những bố cục đá đơn giản bạn có thể ghép ở ngoài rồi mang đặt trong hồ với những bố cục đá phức tạp nên ghép trực tiếp trong hồ

+ Tham khảo các bố cục đá trước khi bắt đầu thực hiện

+ Đá thủy sinh không có sẵn mọi kích cỡ phù hợp với bố cục hồ thủy sinh của chúng ta nên khi sắp xếp bố cục người chơi sẵn sàng sử dụng búa, máy khoan để phá với những cục đá to trở thành những cục nhỏ hơn và sắp xếp chúng cho ra bố cục mong muốn của mình.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa

Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh

Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất

Hướng dẫn cách thu hoạch, bảo quản khế

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh ở cây khế

Hướng dẫn cách trồng khế tại nhà chuẩn xác

Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây mật nhân chuẩn xác

Kinh nghiệm trồng cây mật nhân trong vườn nhà