Những khám phá bất ngờ về lưỡi của rắn
Tại sao lưỡi của rắn luôn thò ra thụt vào liên tục
Khi quan sát rắn chúng ta luôn thấy lưỡi của chúng liên tục thò ra, thụt vào đó có phải do thói quen hay bản năng săn mồi của chúng? Vậy hành vi này của rắn ẩn chứa điều bí mật nào, hãy cùng khám phá nhé!
Theo các chuyên gia sinh vật học cho biết lưỡi của rắn giống như mũi ở những loài khác trong tự nhiên. Mỗi một con vật đều có mùi đặc trưng riêng biệt không loài nào giống với nhau. Phân tử mùi của chúng sẽ phát tán ra môi trường xung quanh. Để xác định vị trí con mồi rắn sẽ dùng lưỡi của mình tục thò ra, thụt vào để đưa không khí vào khoang miệng hoặc xác định xung quanh có con mồi nào không.
Để làm được điều này chính là bí mật nằm ở cấu tạo của lưỡi rắn. Lưỡi của rắn được cấu tạo thêm hai cấu trúc dạng túi, đặt cạnh nhau và mở ra trong vòm miệng. Khi rắn thè lưỡi ra không khí cái túi này sẽ chụp lấy một chút không khí bên ngoài rồi đưa vào bên trong để phân tích các phân tử hóa học của không khí. Nếu phát hiện con mồi chúng sẽ liên tục thè lưỡi và tiến đến vị trí của con mồi.
Tuy nhiên, lưỡi của rắn chỉ dùng để xác định được hướng và vị trí của con mồi, còn việc phóng mình để hạ gục nó lại do mắt con vật quyết định. Vậy trong bóng tối làm sao rắn có thể bắt được chính xác con mồi dù màn đêm tối mịt. Câu trả lời chính là nhờ thân nhiệt của con mồi. Mắt của rắn hoạt động như một thiết bị tầm nhiệt, trong bóng tối mịt mù, con mồi hiện ra dưới mắt nó không phải là một hình hài cụ thể mà chỉ là một hình ánh sáng xanh mờ.
Một số loài như rắn chuông, rắn lục còn xác định được cả nhiệt không khí bên ngoài vì ở giữa mắt và mũi các loại rắn này còn có một lỗ cảm nhận nhiệt. Nhờ đó, rắn phát hiện được sự xuất hiện của các loài động vật máu nóng ngay cả vào ban đêm.
Tuy nhiên, gần đây chuyên gia sinh vật học tiến hóa Kurt Schwenk thuộc ĐH Connecticut (Mỹ), người đã nghiên cứu về chức năng của lưỡi rắn suốt 20 năm qua thì rắn sử dụng lưỡi để... ngửi.
Cụ thể, rắn dùng lưỡi để thu nhận hóa chất trong không khí, trên mặt đất. Khi 1 chiếc lưỡi "lướt" trong không khí, chúng sẽ thu thập phân tử hóa học nhỏ, khi đưa lưỡi trở lại miệng, chúng sẽ tích hợp với 1 bộ phận có tên gọi là vomeronasal (hay còn gọi là "lá mía") trong vòm miệng rắn.
Khi phân tử hóa học thâm nhập bên trong vomeronasal, chúng sẽ làm khởi phát tín hiệu khác nhau truyền tới não. Lúc này, hệ thống vomeronasal sẽ giải đáp cho rắn biết thứ chúng vừa "ngửi" thấy là gì.
Cần nói rõ 1 chút, thật ra phần lưỡi của rắn thò ra xong thụt vào không di chuyển hẳn vào bên trong miệng khép kín mà chỉ đơn giản đưa hóa chất thu thập được lên miếng đệm trên sàn miệng rắn đang khép chặt lại thôi.
Theo các chuyên gia, những miếng đệm này đã đưa phân tử mẫu hóa chất đến lối vào lá mía khi sàn miệng nâng lên tiếp xúc với vòm miệng, ngay tiếp sau khi rắn thè lưỡi ra.
Bằng cách này, rắn sẽ định hướng được đường đi, từ đó phát hiện được sự nguy hiểm - giúp rắn tránh được kẻ thù hoặc "vớ" được con mồi.
Suckhoecuocsong.vn/Theo Thế giới mới, Animal smart, Livescience