Những điều thú vị về loài cá hề tuyệt đẹp
Khám phá những điều thú vị của loài cá hề nổi tiếng
Nếu bạn là fan hâm mộ của bộ phim hoạt hình nổi tiếng “Truy tìm Nemo” hay “Đi tìm Dory” thì chắc hẳn chúng ta không thể quên được chú cá hề vô cùng dễ thương, cùng màu sắc nổi bật. Nhờ sở hữu vẻ ngoài dễ thương, dễ chăm sóc nên cá hề được rất nhiều người chọn nuôi làm cảnh. Trước khi chọn nuôi cá hề làm cảnh hãy cùng Suckhoecuocsong khám phá những điều thú vị ít biết về loài cá hề này nhé.
Cá hề hay còn được biết đến với gọi khác là cá hải quỳ. Cá hề thường sinh sống chủ yếu ở các dải đá ngầm, san hô. Thức ăn chủ yếu của cá hề là các thức ăn thừa của hải quỳ, tảo và các sinh vật phù du.
Cá hề sở hữu thân dài, có điểm nhấn nằm ở vây lưng khiến cho nhiều người nghĩ rằng chúng có hai vây cá chứ không phải là một. Loài cá hề cam có đến 11 gai trên vây lưng so với loài cá hề thường chỉ có 10 gái ở trên vây lưng.
Các hề sở hữu 3 sọc trắng trên thân của chúng: một sọc nằm sau mang, một ở giữa thân và một ở dưới vây đuôi. Điểm độc đáo của các sọc này chính là các sọc và vây của chúng thường có một đường viền màu đen cộng với chuyển động của chúng tạo nên hiệu ứng ngọn lửa rất thu hút và mê hoặc.
Với loài cá hề cam sẽ có viền mỏng hơn hoặc không có viền đen, khiến chúng trở nên nổi bật hơn với các loại bể cá tối màu.
Cá hề loài duy nhất không bị nhiễm độc của hải quỳ
Có một điều đặc biệt chúng sống cộng sinh với hải quỳ, ăn các loài sinh vật không xướng sống có hại cho hải quỳ. Sau đó phân của loài cá hề lại trở thành thức ăn đầ dinh dưỡng cho hải quỳ. Do đó, hải quỳ luôn bảo vệ cá hề bằng cách tiết ra các chất độc bảo vệ cá hề khỏi các động vật ăn thịt khác. Cá hề cũng là loài duy nhất không bị nhiễm độc của hải quỳ.
Lớp dịch nhầy bên ngoài cá Hề được cấu tạo bởi đường nên hải quỳ không thể nhận ra để tấn công. Sau đó sự đồng tiến hóa của các loài cá hề và hải quỳ đã làm cho cá hề miễn dịch với chất độc của hải quỳ.
Khả năng tìm đường về nhà bẩm sinh của cá hề
Cá hề sở hữu khẩ năng tìm đường về nhà bẩm sinh. Nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học James Cook (Úc) sau khi thí nghiệm đã kết luận: Cá hề có khả năng đánh hơi những chiếc lá rơi xuống từ khu rừng trên đảo, gần rạn san hô nhà của mình. Vì vậy, dù có đi xa đến đâu, cá hề vẫn có thể tìm đường trở về nhà.
Do đó, trứng của cá hề khi nở bị các dòng hải lưu dưới đại dương cuốn ra xa, những con cá hề con sẽ sống ở ngoài biển khơi khoảng 10-20 ngày. Nhưng chúng sẽ lại tìm cách trở lại rạn san hô nơi mình ra đời bởi khả năng tìm đường về nhà bẩm sinh.
Vũ điệu hạnh phúc của cá hề
Trong thế giới đại dương bao la rộng lớn với vô số các loài cá khác nhau cá hề nổi tiếng với kiểu bơi đặc biệt. Khi bơi chúng không bơi giống như các loài cá khác mà chúng sẽ lắc lư nhẹ nhàng mỗi khi di chuyển và dáng điệu đó gợi đến sự hạnh phúc đón chào. Cũng chính bởi kiểu bơi độc đáo cùng màu sắc dễ thương mà cá hề được nuôi cảnh ngày càng nhiều.
Cách giao tiếp có một không hai của cá hề
Khi chúng phát hiện có kẻ nhòm ngó lãnh thổ, bạn đời của mình chúng sẽ lập tức đập hai hàm vào nhau tạo ra tiếng lách cách liên tục.
Nhà nghiên cứu Eric Parmentier đã cấy các mẩu kim loại vào hàm của chúng và phát hiện ra cách tạo ra tiếng động kì lạ như tiếng gõ cửa của cá hề. Nó giống như tiếng con người lập cập răng khi bị rét.
Khi đối đầu với kẻ thù cá hề nhất là con đầu đàn rất hung hăng, nó sẽ xông ra đầu tiên và những con khác cũng nhất loạt tấn công kẻ dám ngòm ngó lãnh thổ của chúng.
Cá hề là loài sinh sản lưỡng tính
Cá hề là một loài cá rất đặc biệt ở đại dương. Về cơ bản tất cả cá hề từ khi sinh ra chúng lưỡng tính với đầy đủ cả mô tinh hoàn và mô buồng trứng. Cá hề là loài lưỡng tính tuần tự, nghĩa là chúng luân phiên giữa giới tính đực và cái ở một số thời điểm trong cuộc đời. Việc giao phối của cá hề chỉ phụ thuộc vào việc mô nào được khuyến khích phát triển, phụ thuộc phần lớn vào kinh nghiệm xã hội.
Trong một đàn cá hề có hai con hề to nhất đàn là đảm nhận chức năng sinh sản, chúng là cặp vợ chồng duy nhất trong đàn. Ngoài ra, còn có một vài con tuổi ‘vị thành niên’ giúp trông nom đàn. Nếu như con cái đầu đàn chết, con đực đầu đàn sẽ thay đổi giới tính và trở thành con cái gây giống. Trong khi đó, một con thường dân khác lớn nhất lại được nâng cấp lên trở thành con đực gây giống.
Cấu trúc xã hội của cá hề và khả năng thay đổi giới tính của nó có thể liên quan đến môi trường sống mà cá hề lựa chọn hải quỳ. Loài cá này sử dụng vật chủ độc hại là hải quỳ để giúp nó ẩn nấp khỏi những kẻ săn mồi.
Do đó, khả năng thay đổi giới tính của loài cá hề giúp chúng đảm bảo rằng con cá hề đực lớn nhất không phải đi lang thang vào vùng nước không an toàn để tìm một người bạn đời mới.
Suckhoecuocsong.vn/TH