Những điều cần hiểu rõ trước khi nuôi thỏ kiểng mini

08/01/2018 15:59

Các điều cần biết khi bắt đầu nuôi thỏ kiểng mini

Với đặc tính hiền lành xinh xắn và đáng yêu thật khó cưỡng nỗi việc sở hữu một chú thỏ kiểng đúng không nào. Khi  bạn có ý định nuôi một bé thỏ kiểng mini thì cần quan tâm những gì khi bắt đầu nuôi.

Đặc tính của thỏ kiểng mini

– Hiền lành, vui nhộn: Là động vật hiền hòa, thích chung sống hòa bình. Các bé luôn tạo niềm vui cho mọi người bởi tính cách năng động và ngoại hình ngộ nghĩnh.

– Ứng viên số 1 cho “chụp ảnh tự sướng”: Với đôi mắt trong veo, tròn xoe như hai hòn bi ve, bộ lông mềm mịn quyến rũ và sự ngây thơ hồn nhiên các bé thỏ luôn là người mẫu lý tưởng cho bộ sưu tập ảnh của bạn và bé.

– Sạch sẽ, siêu baby: Thỏ Kiểng Mini có khả năng tự vệ sinh bộ lông do đó bé luôn sạch sẽ. Hãy nhìn bé và nũng niệu, bé thật cute và bé bỏng.

– Thức ăn dễ tìm, dễ mua: Bé ăn các loại rau – củ – quả dễ tìm nên việc cung cấp thức ăn cho bé không khó. Các loại rau lang, rau muống, cỏ khô, rơm

– Thú cưng thế kỷ: Chơi thỏ kiểng mini không bao giờ là lỗi mod bởi bé luôn là biểu tượng của sự hòa bình và cuộc sống hài hòa. Xuất hiện trong rất nhiều bộ phim hoạt hình, thỏ được nhân hóa thành những nhân vật cực kỳ đáng yêu. Cả cổ tích và hiện đại, thỏ sẽ còn xuất hiện cho đến khi trái đất ngừng quay.

Cách chọn thỏ kiểng mini khỏe mạnh

– Đầu tiên bạn phải chắc chắn bé thỏ mà bạn sắp mua phải có độ tuổi từ 2 tháng trở lên. Lý do là vì ở độ tuổi này các bé thỏ con đã dứt sữa, khó mắc các bệnh truyền nhiễm và có thể sống xa mẹ một cách khỏe mạnh. (Không nên vì thấy các bé dễ thương quá mà mua cho bằng được nhé).

– Tiếp đến khi mua thỏ kiểng mini về bạn nên hỏi kỹ người bán là bé thỏ bạn mua đang ăn những loại thức ăn gì? Như vậy khi về nhà bạn sẽ biết các cho ăn hợp lý tránh trường hợp Thỏ bị sốc vì môi trường lạ và thức ăn lạ. Sau 1 thời gian đã quen môi trường sống, thức ăn và chủ nhân bạn có thể bắt đầu tập cho bé ăn thức ăn mới.

– Bạn tiếp tục quan sát mắt có sáng không, mũi có sạch không, tai có bị xướt hay khuyết gì không? Chân bé có đi bình thường không? Có biểu hiện lạ gì không? Nếu tai bé bị trầy, ghẻ lở, rụng lông từng mảng thì không nên mua. Nếu kiểm tra mà bé bình thường thì tạm ổn rồi đấy

Cần chuẩn bị trước những gì khi chuẩn bị nuôi

Chọn chuồng nuôi thỏ

– Bạn cần xác định là sẽ nuôi bé ở đâu? Nếu nuôi ngoài trời thì chuồng nuôi bạn nên thiết kế có mái che thoát nước, để ở vị trí tránh gió, mưa hay nắng trực tiếp, có màng để che bé khi trời gió lạnh. Nếu nuôi trong nhà thì tránh để chỗ nắng, ẩm. Nên để bé ở trong 1 căn phòng luôn có nhiệt độ ổn định. Tránh để lồng gần máy sưởi hay gần chỗ những con vật khác có thể làm hại Thỏ Kiểng như chó, mèo, rắn…

Thiết kế chuồng nuôi như nào?

 Một số tiêu chí khi thiết kế chuồng nuôi cho các bé:

– Không gian thiết kế phải đủ rộng để Thỏ Kiểng có thể hoạt động thoải mái, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Dễ quét dọn vệ sinh, sát trùng và thuận tiện cho việc chăm sóc

– Phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, tránh mưa tạt, gió lùa. Đặc biệt, vì thỏ là vật nuôi rất mẫn cảm, dễ lây nhiễm bệnh nên chuồng nuôi thỏ phải cách xa chỗ nuôi các loài gia súc khác.

– Chuồng Thỏ Kiểng phải có máng ăn (có thể làm bằng sứ, nhựa…), bình nước uống (thường dùng là bình Deluxe bi lăn).

– Chuồng nuôi thỏ nên làm bằng chuồng sắt để dễ làm vệ sinh hơn. Đủ cao để bé thỏ có thể đứng lên bằng hai chân sau và thực hiện một vài bước nhảy, và phải đủ dài để các bé giãn người.

– Thỏ có đặc tính gặm nhấm nên thường gặm các vật lạ và muốn khám phá. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã rào hoặc che lại các khu vực nguy hiểm như ổ điện, máy móc…và không đặt chuồng thỏ ở gần các ổ điện.

– Khi thiết kế đáy chuồng bạn nên chia diện tích đáy làm 2: 1 phần để gỗ, 1 phần bằng lưới sắt, bên dưới nên có khay đựng khi bé đi vệ sinh. 

– Lót chuồng vệ sinh cho thỏ kiểng mini: Bạn có thể dùng hoặc không dùng lót chuồng. Tuy nhiên, nếu không dùng lót bạn nên dọn vệ sinh cho bé hằng ngày vì phân và nước tiểu của thỏ hơi khai. Nếu bạn dùng lót chuồng thì nên dùng gỗ nén. Loại gỗ này hút ẩm khá tốt có thể thấm hút hết phần nước tiểu của bé. Khi đó, thời gian dọn vệ sinh của bạn có thể lâu hơn và môi trường sống được khô ráo hơn.

Những vật dụng cần thiết 

Bạn cần chuẩn bị những thứ sau:

– Chén ( máng) đựng thức ăn

– 1 bình nước bi lăn Deluxe

Bạn cũng có thể để thêm:

– Nhà ngủ

– Đồ chơi

– Vải giữ ấm

 Bình nước treo sẽ giúp thỏ uống nước dễ hơn và không bị đổ hay dây lên chuồng

Chế độ dinh dưỡng của thỏ kiểng mini

Thức ăn nuôi thỏ Gồm 2 nhóm: Thức ăn tươi và thức ăn khô

– Thức ăn tươi bao gồm các loại rau – củ – quả như: Carot, khoai lang, bắp tươi, xà lách, bắp cải, rau lang, rau muốn, cỏ tươi, bí ngô, lá dâm bụt, lá sắn, lá chè, lá ổi … Những loại thức ăn này khi cho ăn phải rửa sạch và ráo nước. Tránh cho Thỏ Kiểng Mini ăn các loại thức ăn đã bị hư hỏng và nấm mốc. Những loại rau cỏ màu xanh lục đậm và nhiều lá như rau diếp, cải, cây mù tạt, bắp cải xanh, cây cải xoăn, rau mùi tây, cây bồ công anh và cây húng quế… rất tốt cho thỏ. Cà rốt và trái cây thì bạn nên cho ít hơn (số muỗng canh ứng với cân nặng của thỏ, đều đặn 2 ngày/lần) vì loại thực phẩm này rất nhiều đường. Những loại rau củ nhiều bột như khoai tây bạn cũng nên tránh cho ăn. Khi cho thỏ ăn, nên bắt đầu với một loại rau nhất định, sau đó mới tăng thêm nhiều loại khác, cho đến khi thỏ đã quen với 3 loại rau trở lên, việc cho bé ăn nhiều loại hơn nữa sẽ khiến bé thích thú.

– Thức ăn khô bao gồm: cỏ khô, bột ngũ cốc, rơm rạ, cỏ nén… Các loại thức ăn này cũng rất cần thiết và nên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày vì cung cấp chất xơ cho các bé (Thức ăn này có bán tại Nobipet Shop). 

– Ngoài ra, thỏ kiểng mini cần uống nước sạch đầy đủ và cho ăn nhiều cỏ khô hàng ngày.

– Đối với thỏ con từ 2 tháng tuổi bạn nên tập ăn cho bé bằng từ những thức ăn người bán hay dùng và thay dần bằng carot, rồi tới cỏ khô, và tới cỏ nén. Chỉ nên cho các bé thỏ kiểng mini ăn ít rau muống vì chúng sẽ làm cho các bé dễ mắc một số bệnh đường ruột, tăng trọng nhanh, phân hôi. Khi đã tập ăn cỏ khô được rồi thì thỏ trên 2 tháng bạn nên cho ăn thêm các loại ăn các loại rau củ quả 1lần/tuần. Và trên 5 tháng số lần cho ăn có thể nhiều hơn.

Kỹ thuật chăm sóc, môi trường sống của thỏ mini

– Thỏ kiểng mini rất sợ tiếng ồn vì thế bạn nên hạn chế để các bé gần tivi, loa hay các vật dụng phát âm khác. Thay vào đó bạn nên để bé ở nơi thoáng mát và yên tĩnh.

– Nếu bé thỏ bị nhốt lâu trong một môi trường chật hẹp có thể làm bé nảy sinh một vài đặc tính xấu như gặm phá, đào bới và nhảy lung tung. Vì thế bạn nên quan tâm, chơi đùa, chuẩn bị 1 không gian đủ lớn để bé chạy nhảy hằng ngày vào 1 giờ nhất định.

– Thỏ có bản chất tự nhiên rất hiếu động và ham chạy nhảy. Vì vậy, việc thiết kế chuồng nuôi là điều quan trọng. Nếu một chú thỏ kiểng không được quan tâm, lồng chuồng chật chột có thể trở nên ù lì, kém thông minh lanh lợi và nhìn rất tâm trạng. 

– Tránh bồng bế bé thỏ từ dưới bụng, ngang bụng hoặc cầm bé quá chặt. Điều này có thể làm vỡ túi mật mỏng manh của bé và dẫn đến tử vong. Khi bồng thỏ bạn nên xách bằng 2 tai và một chổm lông ở trên đầu, nhanh chóng đặt bé xuống nơi cần thiết tránh gây đau tai bé. Nếu cầm tai bé quá lâu có thể khiến bé giãy giụa và gãy xương sống.

– Thỏ Kiểng Mini nuôi ở ngoài phải có hang được trang bị và sưởi ấm vào mùa đông, che mát vào mùa hè. Những bé thỏ nuôi trong nhà thì thích hợp với nhiệt độ khoảng 15 – 27 độ C (tức 50 – 70 độ F) và không thể chịu đựng lâu được ở 35 độ C (khoảng 90 độ F) nếu không có bóng râm, quạt mát hay nước lạnh.

– Nếu chăm sóc và dạy thỏ tốt thì chúng sẽ trở nên ngoan hiền, lanh lợi và rất đáng yêu.

Cách nuôi Thỏ Kiểng Mini sinh sản

Nếu các bạn nuôi Thỏ Kiểng có ý định nuôi sinh sản thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Chọn giống:

 – Thỏ kiểng đực giống: Để chọn bé thỏ kiểng đực tốt trước hết bạn cần xem ngoại hình thỏ có to lớn, vạm vỡ và khoẻ mạnh sung sức, không dị tật ốm yếu, 2 tinh hoàn phát triển điều đặn và đỏ hồng. Ngoài việc chọn giống thỏ đực kiểng tốt, việc chăm sóc nuôi dưỡng thỏ kiểng đực có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phối giống, tỷ lệ đậu thai, số con đẻ ra trong một lứa và chất lượng thỏ con. Có thể sử dụng thỏ kiểng đực ở độ tuổi từ 6 tháng đến 3 năm tuổi. Khi cho giao phối, bạn chỉ nên cho phối giống mỗi bé tối đa 1 lần/ngày.

– Thỏ kiểng cái giống: Thỏ kiểng cái có thể bắt đầu giao phối khi ở độ tuổi từ 4 -5 tháng. Chu kỳ mang thai của bé thường khoảng 30 ngày. Khi sinh con, thỏ kiểng mẹ sẽ cắn lông trên người để làm tổ, đây cũng là dấu hiệu nhận biết khi thỏ kiểng cái sắp sinh. Các chọn thỏ kiểng cái giống tương đối khắc khe và cần có kỹ thuật. Các bé cái nhìn phải gọn gàng, đôi tai khỏe khắn, bốn chân phát triển cân đối, xương chậu nở nang và số lượng…

Chăm sóc thỏ con:

– Giai đọan thỏ con theo mẹ: Thỏ Kiểng con sau khi sinh nặng 40 – 60gr và phải mất 14 – 15 giờ mới bắt đầu cho bú sữa mẹ. Thỏ kiểng con mới sinh ra không có lông, có hình dạng giống như chuột, 12 ngày mở mắt. Trong 18 ngày đầu, thỏ con sống và phát triển hoàn toàn bằng sữa mẹ, đây là giai đoạn quyết định đến tỷ lệ nuôi sống của thỏ con.

+ Sau khi thỏ kiểng mẹ đẻ xong bạn phải kiểm tra số lượng con non và loại ngay những con bị chết. Tiếp đến bạn nên tiến hành ủ ấm ngay cho thỏ con bằng chất lót ổ. Mỗi ngày thỏ mẹ chỉ vào ổ cho con bú 1 lần, vì thế sau khi thỏ con bú mẹ xong nên đưa ổ đẻ ra khỏi lồng thỏ mẹ đậy nắp cẩn thận để thỏ mẹ được yên tĩnh.

+ Sau 18 ngày thỏ con có thể ra khỏi ổ, thỏ kiểng con được để trong lồng cùng với mẹ và tập ăn thức ăn của thỏ kiểng mẹ thường ăn. Thời điểm này bạn cần cần bổ sung thêm thức ăn thô xanh là loại rau, lá, cỏ non để thỏ con có thể tập ăn. Sau 27 ngày các bé có thể cai sữa.

– Giai đoạn Thỏ kiểng con sau cai sữa: Giai đoạn này thỏ con ăn chưa nhiều và khả năng tiêu hoá các loại thức ăn được cung cấp từ bên ngoài chưa cao nên cần cho ăn thức ăn dễ tiêu, bảo đảm chất lượng. Sau khi cai sữa nên cho thỏ ăn theo khẩu phần định lượng tăng dần.

Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Petxinh)

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác