Những điều cần biết khi chăm sóc nhím cảnh tại nhà

19/07/2018 17:22

Dưới đây là cách chăm sóc dành cho người nuôi mới bắt đầu nuôi nhím muốn tìm hiểu thông tin.

Nhiều người chọn nuôi nhím cảnh bởi không mất quá nhiều thời gian, công sức. Tuy có lông xù trông nguy hiểm nhưng nhím cảnh rất hiền, không có khả năng gây thương tổn cho người nuôi. Nhím lại ít dịch bệnh nên khâu vệ sinh không phức tạp. Dưới đây là cách chăm sóc dành cho người nuôi mới bắt đầu nuôi nhím muốn tìm hiểu thông tin.

Chuồng nuôi nhím kiểng:

Chuồng nhím kiểng nên được đặt ở trong một căn phòng ấm áp, thoải mái. Tránh đặt ở những nơi ồn ào như phòng khách vì âm thanh phát ra từ tivi có thể ảnh hưởng đến chúng và cũng không nên đặt ở nhà bếp vì sức nóng khi nấu nướng phát ra sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vật liệu lót chuồng có thể sử dụng mùn cưa, vải bông thấm nước.

Kích thước của chuồng khuyên dùng khoảng 60cm x 30cm x 30cm. Đây là loại chuồng mà bạn có thể nuôi nhín từ bé đến lớn mà không lo phải thay đổi chuồng.

Tránh để cho ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào chuồng. Ngoài ra không nên đặt chuồng vào nơi quá tối tăm sẽ dễ làm bé nhát khó gần gũi với người nuôi.

Khi thay lớp lót chuồng người nuôi tuyệt đối không sử dụng nước hoa, nước xịt phòng bởi nó có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của nhím.

Cũng không nên sử dụng các loại mùn cưa quá thơm mà dẫn đến nguy cơ như trên. Bên cạnh đó, nên áp dụng một vài biện pháp chống kiến cho chuồng nhím như sử dụng phấn chống kiến nếu để chuồng ở khu vực có nhiều kiến.

Không  nên nuôi nhím ở ngoài trời hay trên sân thượng.

Dụng cụ nuôi nhím kiểng:

Chọn máng ăn, máng uống nước có bán ở tại các cửa hàng vật nuôi. Làm hang giả cho nhím để ẩn nấp và trú ẩn.

Trong chuồng nuôi nên để một vài khúc gỗ cứng, khúc xương ống của trâi bò, khối đá liếm  do răng của nhím cứ mọc dài liên tục nên chún có có nhu cầu được cắn phá liên tục để mài giũa cho bộ răng mòn dần đi mà lại bổ sung chất khoáng cho cơ thể nhím.

Nhiệt độ nuôi nhím kiểng:

 Nhiệt độ thích hợp nhất cho nhím phát triển luôn ở trên mức 24-32 độ C. Không nên để chuồng ở khu vực quá gần cửa sổ nhé (cách ít nhất 1,5m) và cũng không nên để máy điều hoà thổi nhiệt độ trực tiếp vào chuồng nhím kiểng.

Ánh sáng:

Một điều quan trọng khác là tránh để cho ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào chuồng. Ánh sáng thì rất tốt cho chúng, nhưng những tia sẽ trực tiếp thì có nhiệt độ cao hơn nên có nguy cơ gây hại.

Thức ăn của nhím kiểng:

 Thức ăn chính của nhím loại trái cây rơi rụng, hạt ngũ cốc. Đôi khi, ốc sên cũng được đưa vào món khoái khẩu. Ngoài ra những thức ăn từ thực vật như cà rốt, dưa leo, dưa hấu, lê, táo, cam, quýt, nho, ngô, cải xanh, bí đỏ...cũng là món khoái khẩu của nhím. Bạn có thể bổ sung cho nhím những thức ăn đạm như sâu cho chim, sâu superworm dành cho cá rồng, thịt heo, gà, cá đã nấu chín, lòng đỏ trứng đã luộc chính cho nhím ăn nhưng hãy cho với lượng vừa đủ tránh tình trạng béo phì.

Một số bệnh thường gặp ở nhím kiểng:

Bệnh tiêu chảy:

Dấu hiệu: Khi nhím đi vệ sinh người nuôi sẽ thấy phân nhím xanh, đi phân rất lỏng, ngủ li bì, mê man

Nguyên nhân: Do nhím bị băng thẳng, thay đổi thức ăn trong chế độ ăn uống, rối loạn tiêu hóa, thức ăn không đảm bảo vệ sinh

Phòng và trị bệnh: Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, thay nước uống thường xuyên. Thức ăn thừa sau khi ăn không hết cần bỏ ngay, tránh thức ăn ôi thiu gây ảnh hưởng cho nhím. Nếu thấy nhím không khỏi hãy mang đến bác sĩ thú y để điều trị.

Béo phì:

Dấu hiệu: Quan sát các bắp chi, mô mỡ bụng sẽ thấy những ngấn mỡ. Nếu không được điều chỉnh kịp thời nhím kiểng sẽ bị bệnh gan nhiễm mỡ.

Nguyên nhân: Do ăn quá nhiều thức ăn, ít vận động

Phòng và trị bệnh: Cân bằng lượng thức ăn mỗi bữa và thời gian các bữa với nhau. Hạn chế thức ăn có chứa nhiều chất béo và calo trong khẩu phần ăn của nhím. Áp dụng một số  trò chơi giúp nhím vận động, tập thể dục để lấy lại vóc dáng gọn ngàng.

Nhiễm ve, rận:

Dấu hiệu: Quan sát sẽ thấy nhím của các bạn rụng lông, nhiều, bong da khô và tai tả tơi thì chú nhím của bạn đã bị ve ký sinh. Nếu không được điều trị kịp thời nhím của bạn sẽ bị bệnh viêm đỏ, lở loét, mù loà, nhiễm trùng tai và chết.

Cách xác định nhím của bạn có bị ve hay không hãy đặt lên miếng vải đen, chà lông nhẹ nhàng. Tiếp đó, đặt miếng vải dưới ánh sáng và tìm xem có các chấm trắng nhỏ di chuyển hay ko. Nếu có, bé nhím đang có ve.

Nguyên nhân: Do ở trong môi trường không sạch sẽ có thể bị lây từ những con vật nuôi khác như chó, mèo,…

Phòng và trị bệnh: Với nhím giống đẻ nguy cơ bị nhiễm ve cao nên cần chú ý: Khử trùng bằng cách mua chai xịt ve, rận, xịt khắp chuồng, các loại đồ chơi  Bỏ các sản phẩm gỗ ra khỏi chuồng, các sản phẩm này có thể là nới trú ẩn của ve và nuôi dưỡng trứng ve.

Mùa đông sởi ấm cho nhím bằng cách nào?

Do mùa đông nhiệt độ miền bắc rất lạnh nên sẽ khiến các bé nhím lâm dần vào ngủ đông. Nếu người nuôi không kiểm tra, kịp thời có biện pháp xử lý kịp thời nhím nhím kiểng có thể ngủ mãi mãi do thân nhiệt thấp đến mức báo động.

Cách 1: Thêm nhiều lớp lót chuồng vào chuồng của chúng. Nên nhớ, để giữ ấm vào mùa đông thì nên xài loại lót chuồng là mùn cưa gỗ thông. Song song đó, cũng nên thêm vào đó một cái nhà ngủ bằng các chất liệu cách nhiệt như sứ chẳng hạn. Đối với các bạn kĩ lưỡng hơn, cũng có thể cho vào vải bông mềm. Che chắn kĩ hơn, để không khí lạnh không lùa vào, nhưng cũng đừng nên kín quá, tạo ít khe hở để mấy em nó còn có chỗ mà thở.

Cách 2: Sử dụng các nguồn nhiệt thay thế. Ở một số quốc gia, họ có các vật dụng điện tử giữ ấm chuyên dụng dành cho nhím kiểng.  Bạn có thể lắp đặt vào chuồng nhím một bóng đèn dây tóc, hoặc bóng đèn huỳnh quang loại nhỏ

Cách 3: Bao bọc nhà ngủ của các bé bằng một tấm vải chăn bông mềm. Điều này sẽ giúp ngăn chặn luồng không khí lạnh xâm nhập vào trong chuồng của bé nhím kiểng.

Cách thứ 4:

Không đặt chuồng nhím ở những nơi quá thoáng khí vào mùa đông, tranh thủ lúc trời nắng sáng, bế bé ra tắm nắng để tăng thân nhiệt

Tắm cho nhím kiểng:

 Bạn yêu quý chú nhím kiểng dễ thương của mình, hãy giữ cho bé nhím kiểng của bạn luôn sạch sẽ thơm tho.

Chuẩn bị tắm cho nhím kiểng: Xà phòng Johnson’s Baby, khăn tắm, máy sấy, bàn chảy đánh răng.

Các bước tắm cho nhím:

Bước 1: Vệ sinh các dụng cụ: bàn chải, bồn tắm hoặc thau nhựa.

Bước 2: Xả nước vào bồn, hoặc thau. Nhớ là mực nước chỉ ngập đến chân các bé nhím kiểng.

Bước 3: Bắt các bé nhím kiểng thả vào bồn.

Bước 4: Đổ xà phòng lên tay, rồi thoa dọc theo lưng các bé, nhớ là không để xà phòng dính vào mắt, mũi, miệng

Bước 5: Dùng bàn chải, đánh dọc theo sống lưng bé nhím kiểng, kẻ chân.

Bước 6: Xả nước, xả cho thật kĩ để hết xà phòng

Bước 7: Dùng khăn tắm lau sơ qua

Bước 8: Sử dụng máy sấy, vặn mức độ nhỏ nhất để không ảnh hưởng đến bé nhím kiểng của bạn.

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác