Những biến chứng có thể gặp khi tiêm filler môi cần biết
Những biến chứng khi tiêm filler môi, xử lý khi tiêm filler môi bị biến chứng
Những biến chứng có thể gặp khi tiêm filler môi cần biết
Tiêm filler môi là một trong những phương pháp làm đẹp được nhiều người lựa chọn để giúp sở hữu đôi môi đẹp hơn, quyến rũ hơn, căng mọng hơn. Mặc dù phương pháp này được đánh giá khá an toàn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tiêm filler môi là phương pháp làm đẹp được nhiều người ưa chuộng vù quá trình thực hiện chỉ diễn ra trong khoảng từ 15-20 phút, không để lại dấu vết thẩm mỹ, không cần phải nghỉ dưỡng, tiết kiệm thời gian, hiệu quả ngay tức thì, đôi môi giúp đôi môi trở nên căng mọng, quyến rũ, khắc phục các nhược điểm của môi như môi mỏng, môi lệch, môi không đều, môi có nhiều nếp nhăn, tạo hình dáng môi theo nhu cầu,…
Tuy nhiên, không phải địa chỉ thẩm mỹ nào cũng mang đến cho bạn một kết quả ưng ý bởi nhiều trường hợp sau khi tiêm filler môi tại các cơ sở thẩm mỹ môi bị biến chứng, mưng mủ, nổi mụn nước,… nhưng không biết cách xử lý kịp thời gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Phương pháp tiêm filler môi dù được đánh giá khá an toàn nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường nếu thực hiện không đúng, tay nghề bác sĩ thực hiện kém, chất lượng chất làm đầy kém không rõ nguồn gốc, các loại filler không có nguồn gốc rõ ràng, không đảm bảo chất lượng, không phù hợp, tương thích với cơ thể chăm sóc sau tiêm filler không đúng cách, sử dụng rượu bia đồ uống có cồn sau tiêm filler, khử dụng dụ cụ phẫu thuật chưa sạch, tiêm sai cách, tiêm sai vị trí, tiêm không đúng liều lượng cũng dễ xảy ra biến chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng dưới đây nên cần đặc biệt cẩn thận.
Những biến chứng có thể gặp khi tiêm filler môi
+ Rò rỉ chất làm đầy (filler) ở những vị trí tiêm.
+ Nhiễm trùng.
+ Sưng tấy, bầm tím
+ Tê do liệt dây thần kinh xung quanh môi
+ Xuất hiện các u hạt, một loại phản ứng viêm với các chất làm đầy.
+ Xuất hiện các nốt sần, khối u nhỏ xung quanh vị trí tiêm
+ Chết mô do lưu lượng máu bị chặn khi tiêm chất làm đầy vào động mạch.
+ Chấn thương mạch máu, tắc mạch do trong quá trình tiêm tay nghề bác sĩ thực hiện kém.
Xử lý khi tiêm filler môi bị biến chứng
Khi phát hiện môi có những dấu hiệu bất thường nào kéo dài nhiều ngày không nên tự ý xử lý tại nhà mà hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để thăm khám, điều trị.
Trường hợp nhẹ:
Nếu tình trạng môi xuất hiện các vết sưng tấy, bầm tím kèm sưng xuất hiện 1-2 ngày sau tiêm filler thì đó là phản ứng tự nhiên thì đừng quá lo lắng mà thay vào đó hãy bổ sung các loại quả mọng nho, dâu tây, lựu, việt quất, mâm xôi. Bổ sung các loại rau củ quả như cà rốt, ớt chuông, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, rau mầm, khoai lang, khoai tây, cải xoăn, rau bina, mù tạt xanh, rau diếp cá …
Những loại củ quả này giúp bổ sung đủ lượng carbohydrate lành mạnh, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Các loại ô liu, bơ, dầu dừa, quả hạch, hạt hướng dương… giúp nhanh lành vết thương và ngừa sẹo.
Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày cũng giúp ổn định và có được kết quả tiêm filler tốt. Tuyệt đối không sử dụng tay hay vật dụng nào để gãi, va chạm mạnh hoặc đè vào môi vì có thể làm mất dáng gây chảy máu, tụ máu.
Tuân thủ theo lời dặn bác sĩ, theo đúng lịch trình hút dịch, tháo nẹp và uống thuốc theo chỉ định bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất và đẹp nhất.
Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, một giấc ngủ sâu giúp cơ thể được thả lỏng, các cơ quan được nghỉ ngơi và quá trình phục hồi sau phẫu thuật diễn ra nhanh hơn.
Trường hợp tiêm filler sai kỹ thuật:
Tiêm filler sai kỹ thuật hoàn toàn có thể chỉnh sửa lại được, nếu filler có thành phần hyaluronic acid, thì bác sĩ sẽ tiêm tan bằng hyaluronidase. Trong vòng 1 tuần filler sẽ bị tan hết, do đó không mất quá nhiều thời gian.
Trường hợp nặng:
Nếu sau 7-10 ngày trở đi tình trạng bầm tím, sưng, tấy vẫn không giảm thì nguy cơ là bạn đã gặp biến chứng. Do đó, lúc này không tự ý uống thuốc hoặc bôi các loại thuốc giảm sưng khi chưa được cho phép của bác sĩ, chuyên gia y tế. Giữ nguyên hiện trạng, dùng khẩu trang bịt kín môi đến ngay bệnh viện, hoặc các cơ sở thẩm mỹ để kịp thời điều trị.
Tùy mức độ, các bác sĩ có thể tiến hành nạo vét filler ra khỏi cơ thể nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nhằm tránh những biến chứng không mong muốn, sau khi tiêm filler cần cần lưu ý không massage, không sờ nắm vào vị trí vừa tạo hình bằng filler để tránh chất làm đầy bị lệch khi vừa tiêm chưa cố định, gắn kết vào mô cơ. Không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, hạn chế ở trong những điều kiện nhiệt độ cao như phòng xông hơi. Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích, không ăn các loại thức ăn có thể khiến cơ thể bị dị ứng,…
MH
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Chăm sóc chuẩn sau tiêm filler môi, những lưu ý quan trọng
Xu hướng chọn dáng môi tiêm filler cực hot hiện nay
Tiêm filler môi là gì, những ai nên và không nên tiêm filler môi?
Chăm sóc chuẩn sau tiêm filler cằm phòng ngừa biến chứng
Thế nào là tiêm filler đúng cách
Kỹ thuật tiêm filler chuẩn, điều kiện đối với bác sĩ thực hiện
Suckhoecuocsong.vn