Nghệ thuật làm mô hình thức ăn giả độc đáo của Nhật Bản

14/04/2015 01:36

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các mô hình thức ăn giả ở Nhật Bản, lịch sử ra đời và sự phát triển, công dụng cũng như tầm ảnh hưởng của nó.

 

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các mô hình thức ăn giả ở Nhật Bản, lịch sử ra đời và sự phát triển, công dụng cũng như tầm ảnh hưởng của nó tới nền văn hóa ẩm thực phong phú của Nhật Bản trong bài viết dưới đây.

 

Lịch sử ra đời của mô hình thức ăn giả

 

 

Ông Takizo Iwasaki, một người đàn ông nghèo, quê ở vùng Gifu, tới Osaka để mong muốn thay đổi cuộc sống chính là cha đẻ của loại hình nghệ thuật độc đáo này.

 

Sau Thế chiến thứ hai, để phục vụ những người Mỹ, Châu Âu tới Nhật Bản nhưng không thể gọi món ăn do bất đồng ngôn ngữ một số cửa hàng tại Nhật đã nghĩ ra cách nấu tất cả các món ăn lên và trưng bày để khách hàng có thể chọn lựa. Tuy nhiên cách làm này thất bại ngay sau đó bởi thức ăn thật không thể để lâu, chúng nhanh chóng bị ruồi bâu, ôi thiu.

 

Một đêm nọ, khi thức chăm sóc người vợ bị bệnh nặng, ông thắp nến ngồi bên bàn, tâm trạng ngổn ngang rối bời vì cuộc sống quá đỗi khó khăn, bỗng sáp nến chảy xuống ông đưa tay hứng và khi sáp nguội, gỡ ra Iwasaki thấy vân tay của mình hằn rõ trên đó. Ý tưởng làm ra các món ăn giả của ông ra đời.

 

Sau khi thu về kha khá kinh nghiệm bằng việc học từ những nghệ nhân làm tương và đồ vật bằng sáp ông bắt đầu tự mình làm nên các mô hình thức ăn.

 

 

Thành quả đầu tiên của ông là mô hình món trứng chiên cuộn. Thành công của món trứng chiên giả đã mang nhiều khách hàng đến cho Iwasaki. Đó là bước chuyển lớn trong cuộc đời của Iwasaki cũng như trong nền ẩm thực Nhật Bản. Mô hình món ăn giả của ông trở thành một phần không thể thiếu tại các nhà hàng ở Osaka lúc bấy giờ.

 

Năm 1932, ông thành lập công ty Iwasaki Be-I, quyết định không bán những mẫu đồ ăn giả nữa m cho thuê định kỳ hàng tháng với giá cao gấp năm, mười lần món ăn thật. Cho đến nay, trải qua nhiều cuộc cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, Iwasaki Be-I vẫn là công ty sản xuất mẫu đồ ăn giả lớn nhất Nhật Bản, luôn đắt hàng và không đối thủ nào có thể thay thế.

 

Quá trình sản xuất mô hình thức ăn giả

 

Trước đây, thức ăn giả được làm bằng sáp. Sáp được nung cho chảy ra, rồi đổ vào trong những cái khuôn làm bằng kanten, là một loại thạch rong biển. Hiện nay, khuôn được làm bằng chất silicon. Chúng được làm từ các vật liệu bao gồm nhựa tổng hợp, plastic, acrylics, epoxy, silicone, cao su… Những nguyên liệu và kỹ thuật mới khiến mẫu thức ăn trông giống như thực và hấp dẫn hơn trước.

 

Công dụng chính của mô hình thức ăn giả

 

 

Tại Nhật Bản, tủ đựng mô hình thức ăn giả ở mỗi cửa hàng là điều không thể thiếu.

 

Tại các cửa hàng ăn trên khắp Nhật Bản, người ta thường có thói quen trang trí các mô hình món ăn ở tủ trưng bày ngay cửa ra vào, điều này giúp thực khách biết được bên trong nhà hàng bán những loại thức ăn nào. Đây là hình thức quảng cáo gây tác động mạnh tới thị giác của thực khách và nó giúp họ không bị đánh lừa bởi các tên gọi mỹ miều, hình ảnh long lanh của các món ăn trên thực đơn. Họ có thể nhìn thấy thực tế món ăn trông như thế nào và quyết định dễ dàng hơn khi gọi món.

 

Ngoài công dụng kể trên những mô hình thức ăn giả này còn giúp du khách nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu các món ăn truyền thống, đặc trưng của người Nhật Bản.

 

Skcs.vn (tổng hợp)

Các tin khác

Thưởng trà số 2 Tông Đản review: giá chát hơn cả nước trà

Thưởng trà Số 2 Tông Đản giá sốc

Tìm hiểu tục để móng tay dài (móng tay lá lan) của người Việt xưa

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3: Lịch sử hình thành, các quốc gia công nhận

Trình độ văn hoá của con người đôi khi được thể hiện qua hành động nhỏ

Mách bạn những set quà tặng người yêu trong ngày lễ Valentine cực lãng mạn, ý nghĩa

Điều kiêng kỵ không nên làm tránh xui xẻo trong ngày Tết Đoan Ngọ

Cà phê Espresso, Americano, Latte, Cappuccino, Mocha và Machiato các đặc điểm riêng, cách pha để phân biệt

Ruby: Hồng ngọc hợp với những mệnh nào?

Tục lệ 'khắc dấu' trên đầu trẻ em ở nhóm dân tộc Houeda khiến ai chứng khiến cũng rùng mình