Cà phê Espresso, Americano, Latte, Cappuccino, Mocha và Machiato các đặc điểm riêng, cách pha để phân biệt
Các loại Cà phê Espresso, Americano, Latte, Cappuccino, Mocha và Machiato, đặc điểm riêng, cách pha để phân biệt, thưởng thức cafe
Cafe là đồ uống không thể thiếu trong cuộc sống người dân Việt Nam và cả trên thế giới. Lượng quán café speciality được liên tục mở Việt Nam và thế giới. Vì sự hội nhập các nước ngày càng đa dạng nên những quán café speciality này cũng sẽ có những thức uống mang tính chất đặc trưng riêng của từng nước khác nhau. Thời điểm hiện tại ước tính có khoảng 50.000 quán café ở Mĩ.
Café có hàng chục loại khác nhau, cách pha chế café cũng theo nhiều cách khác nhau tạo nên những thức uống mang mùi vị khác nhau nhưng nguyên liệu chính cũng chỉ là café. Khi đến một quán café, nhìn vào Menu được thiết kế và chia theo từng nhóm đồ uống khác nhau như Ice Blended (đá xay), Tea (Trà) hay Espresso (café Ý). Trong phần Espresso lại có rất nhiều loại như là Cappuccino, Latte, Moka coffee, … Chúng ta thường ngại hỏi rằng đây là món gì và có những gì, món này khác với món kia ra sao, bạn cũng ngại khi chọn đồ uống khác khẩu vị hằng ngày mà bạn uống không được, sẽ lại tiếc món tiền mà bạn bỏ ra. Chúng tôi sẽ giải thích đơn giản sự khác biệt giữa một số loại cafe để bạn có thể dễ dàng phân biệt và đưa ra lựa chọn chính xác cho bản thân. Đa số các quán cafe ở Việt Nam đều sử dụng 2 loại café chính đó là Robusta và Arabica. Các quán café đều đã trang bị cho quán mình những chiếc máy pha café tự động hay bán tự động. Những món đồ uống như Latte, Cappuccino, Americano, hay Espresso, … Sự khác biệt chính giữa nhiều loại thức uống cà phê phổ biến mấu chốt chính là lượng bọt, sữa, và espresso chứa trong mỗi loại…
1. Café Espresso:
Espresso là dạng café đậm đặc. Để có được một tách Espresso “chính hiệu” thì người ta phải rang những hạt café sẫm màu rồi xay rất nhuyễn, sau đó được pha chế bằng cách dùng nước nóng nén dưới áp suất cao. Thường pha 1 shot gồm 9-10gram bột café. Nén chảy dưới áp suất của máy café, cho khoảng 30ml là đủ độ đậm. Nếu nhiều hơn café sẽ bị loãng, mất chất riêng của loại Espresso, nhờ vậy một tách Espresso sẽ có vị rất đậm và trên mặt có một lớp bọt màu nâu còn gọi là Crema rất thơm mà không đắng ngắt. Đặc biệt, Espresso chỉ có uống nóng mới ngon, nếu uống đá thì không khác gì một ly café đen đá không đường của Việt Nam rồi.
Có nhiều “tranh cãi” về phương thức làm ra một tách Espresso “tuyệt hảo” nhất, người thì nói rằng nguyên liệu cần phải có sự pha chế Arabica và Robusta theo tỉ lệ 6:4, người thì lại “cương quyết” cho rằng chỉ có một tách Espresso với 100% là hạt café Arabica mới là “số dzách” cơ đấy. Cách trộn café Arabica và Robusta theo tỉ lệ 6:4 sẽ phù hợp vì ta vừa có thể nhấm nháp vị chua của Arabica và dần bị thấm bởi vị đắng của Robusta. Vị dịu nhẹ và chua của Arabica có thể hạn chế được cái đắng của Robusta. Cũng tùy theo quán mà họ chọn café thế nào nữa nhé.
2. Café Americano:
Café Americano chính là café Espresso với lượng nước nhiều hơn thôi. Nếu ai khó có thể uống được vị đậm của Espresso có thể dùng café Americano.
3. Café Cappuccino
Một tách Cappuccino bao gồm ba phần đều nhau: cà phê Espresso pha với một lượng nước gấp đôi (espresso lungo), sữa nóng và sữa sủi bọt. Một ly café cappuccino ngon còn phụ thuộc vào tay nghề và bí quyết riêng của mỗi người pha. Đặc biệt khả năng tay nghề của người pha được thể hiện ở việc đánh sữa (khả năng tạo bọt sữa).
Với cách pha tạo lượng bọt sữa dày trên một tách Cappucino bằng cách cho tia hơi nước nóng mạnh quậy và đánh bọt trong một bình sữa tươi. Trên mặt lớp bọt được rắc một ít bột cacao hay bột quế nhằm tăng vị thơm. Trong lúc rắc, người pha sẽ dùng khuôn hay thìa khéo léo tạo hình nghệ thuật. Tên gọi của loại đồ uống này được cho là xuất phát từ tên gọi các nhà tu dòng Capuchin. Màu áo thụng của các nhà tu tương tự như màu nâu của một tách Cappuccino hoàn hảo.
Café Cappuccino được phục vụ trong tách làm bằng đá hay sứ, có thành dày và được hâm nóng trước.
4. Cafe Latte
Nếu người “thưởng thức” không thật sành sẽ rất hay nhầm lẫn vị của Latte với Cappuccino bởi cả hai đều có 3 thành phần cơ bản: café espresso, sữa nóng và bọt sữa. Tuy nhiên, nếu như pha cafe Cappuccino người ta cho lượng sữa nóng có thể tương đương so với bọt sữa thì ở Latte lượng bọt sữa lại được cho bằng 1 nửa với sữa nóng mà thôi. Vì thế mà một tách Latte bao giờ cũng ít “bồng bềnh” hơn so với Cappuccino. Và theo đúng “chuẩn” truyền thống thì Cappuccino được uống trong những tách dày được hâm nóng trước còn Latte lại được uống trong các chiếc li khá to.
Có một điểm thú vị nữa là Latte lúc mới được “sáng tạo” ra là để dành riêng cho trẻ em vì lượng cafein trong này khá ít và có độ ngậy tương đối cao. Về sau thì dần dần chính người lớn cũng bị mê mẩn bởi thức uống này nên nó trở thành đồ uống cho mọi lứa tuổi.
5. Café Mocha
Mocha là 1 trong 2 nhóm chính trong loại café Arabica. Loại còn lại là Catimor. Catimor có mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua. Còn Mocha có mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ. Nếu bạn không uống được vị đắng của Robusta có thể chuyển qua Mocha vị dịu nhẹ hơn.
Nhưng đối với các quán café ở Việt Nam, đa số người thưởng thức sẽ được hưởng trọn vẹn cả vị thơm béo của kem tươi và vị ngậy của chocolate nóng. Espresso trong Mocha cũng được pha chế bằng hơi nước nên lượng cafein cũng rất ít. Với mùi hương nhẹ của café trộn với vị ngọt dịu của kem và chocolate, lại còn không gây mất ngủ, lo lắng vì sợ nóng, Mocha luôn được coi là thức uống “ưa thích bậc nhất” cho mọi lứa tuổi.
6. Café Latte Machiato
Dân Ý thường uống Latte Macchiato bằng cốc thủy tinh cao, có thành dày. Một cốc cà phê đúng chuẩn phải bao gồm ba tầng rõ rệt, được rót lần lượt mà không hòa lẫn với nhau. Sữa là lớp đầu tiên, sau đó là bọt sữa - lớp cao nhất. Cuối cùng, người ta rót Espresso vào li xuyên qua lớp bọt sữa. Bột cacao, chocolate hay bột quế được rắc lên trên cùng để trang trí và tạo mùi thơm. Các tiệm cà phê luôn phục vụ Latte Machiato kèm bánh quy. Một điều bạn có thể để ý đến đó là lớp bọt sữa của Machiato sẽ to hơn bọt sữa của 1 ly Latte hay Capuchiano. Nếu người pha không cẩn thận “trật tay” đánh bọt sữa bị hỏng thì coi như phải làm lại từ đầu.
Suckhoecuocsong.com.vn(st)