Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3: Lịch sử hình thành, các quốc gia công nhận

06/02/2022 20:23

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 Lịch sử hình thành, các quốc gia công nhận

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3: Lịch sử hình thành, các quốc gia công nhận

Mùng 8/3 từ lâu đã được biết đến là ngày Quốc tế Phụ nữ. Tuy nhiên không ít người nghĩ rằng ngày mùng 8 tháng 3 là ngày tôn vinh phụ nữ. Thực chất ngày này là ngày diễn ra một cuộc biểu tình của công nhân dệt may chống lại những điều kiện làm việc khó khăn, tồi tàn, khổ cực tại Thành phố New York.

Từ cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản phát triển tột bậc, nhất là ở nước Mỹ. Nền kỹ nghệ phát triển, thu hút nhiều phụ nữ, trẻ em vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Chủ tư bản lợi dụng sức lực phụ nữ, trẻ em, trả lương rẻ mạt làm cho đời sống của phụ nữ và trẻ em cực khổ, điêu đứng. Căm phẫn trước sự áp bức tàn bạo đó, ngày 8/3/1899, tại Chicago và New York (Mỹ) đã nổ ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nữ công nhân ngành dệt may, đòi tăng lương, giảm giờ làm.

Mặc dù bị thẳng tay đàn áp, bắt bớ, đuổi ra khỏi nhà máy nhưng chị em vẫn đoàn kết, bền bỉ đấu tranh, buộc bọn chủ tư sản phải nhượng bộ. Thắng lợi vang dội của những cuộc đấu tranh đầu tiên đó đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của phụ nữ lao động Mỹ cũng như phụ nữ trên toàn thế giới.

Lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 28 tháng 2 năm 1909 tại New York, Mỹ do Đảng Xã hội Mỹ tổ chức. Đây là lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi trên nước Mỹ đã tổ chức "Ngày phụ nữ" mít tinh, biểu tình rầm rộ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Tại New York đã có 3.000 phụ nữ dự cuộc họp phản đối chính phủ công nhận quyền bầu cử của phụ nữ.

Tuy nhiên, mãi cho tới năm 1911, ngày Quốc tế phụ nữ đầu tiên mới được kỷ niệm tại 4 quốc gia: Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sỹ. Liên Hiệp Quốc cũng không công nhận đó là ngày lễ quốc tế mãi cho tới năm 1975.

Trong phong trào đấu tranh lúc bấy giờ, đã xuất hiện 2 nữ chiến sĩ cách mạng lỗi lạc là bà Clara Zetkin (người Ðức) và bà Rosa Luxemburg (người Ba Lan). Hai bà đã phối hợp với bà Nadezhda Krupskaya (vợ của Lê-nin) vận động thành lập Ban Thư ký quốc tế phụ nữ để lãnh đạo phong trào.

Hội nghị Phụ nữ Quốc tế thứ II (phiên trù bị) được tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, Chủ tịch Clara Zetkin, đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để kỷ niệm những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Ngày 26 và 27/8/1910, đại hội lần thứ 2 của những người phụ nữ thế giới đã được triệu tập ở Copenhagen (thủ đô Ðan Mạch), về dự có 100 nữ đại biểu của 17 nước, đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày quốc tế phụ nữ với mục đích đấu tranh đòi các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, ngày làm việc 8 giờ, công việc ngang nhau, tiền lương ngang nhau, bảo vệ bà mẹ và trẻ em.

Từ đó đến nay, ngày 8/3 trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới, đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng, thực hiện quyền nam nữ bình đẳng và cũng từ đó, phụ nữ tiến bộ khắp năm Châu tổ chức ngày 8/3 với những nội dung và hình thức phong phú.

Nội dung ngày quốc tế phụ nữ 8/3 không chỉ dừng lại ở quyền bình đẳng mà được mở rộng thêm khái niệm mới "phát triển" và "giới". Vấn đề phụ nữ đã được đông đảo các quốc gia trên thế giới nhìn nhận và đánh giá một các đầy đủ trên những khía cạnh khác nhau thông qua một loạt các hội nghị thế giới.

Liên hợp quốc bắt đầu kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ trong Năm Quốc tế Phụ nữ năm 1975. Năm 1977, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã mời các quốc gia thành viên tuyên bố ngày 8 tháng 3 là Ngày của Liên hợp quốc về quyền phụ nữ và hòa bình thế giới.

Tuy vậy, mùng 8 tháng 3 không phải ngày lễ được ăn mừng trên khắp hành tinh. Nó là ngày lễ chính thức tại 28 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ở một số nước, nó cũng chỉ là ngày lễ chính thức cho nữ giới chứ không phải toàn dân (Trung Quốc, Nepal...).

Ngoài ngày quốc tế 8/3, còn có tháng và năm tri ân phụ nữ. Theo đó, năm 2011, Tổng thống Barack Obama đã ra tuyên bố toàn bộ tháng ba sẽ là "tháng lịch sử của phụ nữ" tại Mỹ.

Năm 1975 được coi là năm quốc tế phụ nữ do Liên hợp quốc công nhận. Đây cũng là năm Liên hợp quốc công nhận 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ.

Cách kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ mùng 8 tháng 3 ở các nước

+ Tại Italia

Tại Italia, theo truyền thống thì vào ngày 8/3, nam giới thường tặng những người phụ nữ thân yêu của mình những đóa hoa mimosa vàng rực rỡ. Truyền thống này bắt đầu tại thành phố Rome sau Thế chiến thứ hai và được duy trì tới ngày nay.

+ Tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, nhiều phụ nữ được nghỉ nửa ngày làm việc trong ngày 8/3 để nghỉ ngơi, mua sắm.

+ Các nước châu Âu

Tại một số quốc gia châu Âu như Bulgaria và Romania, ngày 8/3 được xem là ngày của mẹ và trẻ em tặng những món quà nhỏ cho mẹ và bà để thể hiện lòng biết ơn.

+ Các nước châu Phi

Tại một số quốc gia châu Phi như Cameroon, Croatia, Romania, Bulgaria và Chile, vào ngày 8/3, đàn ông thường mua hoa và quà dành tặng mẹ, vợ, bạn gái, con gái, đồng nghiệp... Nhiều cơ quan, đoàn thể, công sở sẽ tổ chức các chương trình kỷ niệm.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Thưởng trà số 2 Tông Đản review: giá chát hơn cả nước trà

Thưởng trà Số 2 Tông Đản giá sốc

Tìm hiểu tục để móng tay dài (móng tay lá lan) của người Việt xưa

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3: Lịch sử hình thành, các quốc gia công nhận

Trình độ văn hoá của con người đôi khi được thể hiện qua hành động nhỏ

Mách bạn những set quà tặng người yêu trong ngày lễ Valentine cực lãng mạn, ý nghĩa

Điều kiêng kỵ không nên làm tránh xui xẻo trong ngày Tết Đoan Ngọ

Cà phê Espresso, Americano, Latte, Cappuccino, Mocha và Machiato các đặc điểm riêng, cách pha để phân biệt

Ruby: Hồng ngọc hợp với những mệnh nào?

Tục lệ 'khắc dấu' trên đầu trẻ em ở nhóm dân tộc Houeda khiến ai chứng khiến cũng rùng mình