Mèo bị điếc: Nguyên nhân, cách nhận biết, chăm sóc mèo bị điếc
Mèo bị điếc, nguyên nhân, cách nhận biết, chăm sóc mèo bị điếc như thế nào
Một số mèo bị điếc do bẩm sinh nhưng cũng có một số con mèo bị điếc do tuổi tác, bị tai nạn,…Vậy làm thế nào để xác định mèo bị điếc hay không? Nguyên nhân nào khiến mèo bị điếc, khi chăm sóc mèo bị điếc cần lưu ý những điều gì để cung cấp cho chúng môi trường sống tốt nhất.
Mèo sở hữu giác quan cực kỳ nhạy, nhạy gấp hàng chục lần so với con người. Chúng có thể nhìn rõ trong bóng tối hay cảm nhận nhưng rung chấn cực nhẹ trên mặt đất hay bộ ria của chúng có thể xác định đường chuyển động của không khí. Nhưng ở một số con mèo khi bị suy giảm thính lực nhẹ chúng sẽ không bộc lộ quá hiều do đó chúng ta khó có thể xác định được chúng có gặp vấn đề sức khỏe về thính giác hay không chỉ đến khi chúng bị điếc hoàn toàn chúng ta mới biết được. Vậy mèo bị điếc nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân khiến mèo bị điếc
Có nhiều nguyên nhân khiến mèo bị điếc, một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này phải kể đến như
+ Mèo bị điếc bẩm sinh nhất là ở mèo có bộ lông màu trắng hoàn toàn, cặp mắt xanh da trời mang tính di truyền (tỷ lệ 60 – 80%).
+ Những chú mèo già có tuổi đời trên 10 năm tuổi cũng sẽ gặp phải tình trạng bị điếc. Khi mèo già những tế bào thính giác, phản xạ hệ thần kinh trung ương giảm độ nhậy cảm kèm theo trí nhớ kém, lẩm cẩm, chậm chạp.
+ Mèo bị viêm tai giữa.
+ Mèo bị tổn thương vùng đầu do sang chấn, rơi, ngã, tai nạn, đánh đập cũng khiến chúng bị điếc.
+ Mèo bị ngộc độc thuốc diệt chuột hay các hóa chất độc.
+ Do sử dụng một số loại thuốc kháng sinh điều trị lâu ngày như: Streptpmycin, Gentamicin, Neomycin, Kanamycin… làm giảm sút độ nhậy cảm mút thần kinh thu nhận âm thanh gây điếc, triệu chứng “viêm mê đạo thanh” labyrinthitis.
Các dạng điếc thường gặp ở mèo
Dạng 1: Mèo bị điếc do âm thanh trong môi trường xung quanh chúng không đi được vài tai khi trong tai của chúng có khối u, nhiễm trùng trai ngoài và tai giữa, có quá nhiều ráy tai, rận tại. Đối với dạng này có thể chữa lành
Dạng 2: Mèo bị điếc do dây thần kinh tai có điểm bất thường do gen di truyền, do nhiễm trùng tai, ngộ độc, ô nhiễm tiếng ồn, thoái hóa khi về già. Hiện tại, dạng này vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị dứt điểm.
Làm thế nào để nhận biết được mèo bị điếc?
Để nhận biết được mèo có bị điếc hay không chúng ta nhận biết theo những đặc điểm sau:
+ Khi bạn vỗ tay hoặc gõ các vật có phát âm thanh mạnh và bất ngờ phía sau của mèo nếu mèo không có phản xạ như giật mình, bỏ nhạy hay không có phản ứng nào.
+ Đôi tai của chúng không chuyển linh hoạt về phía tiếng động, đầu của chúng không quay về phía có phát ra tiếng động khác với hành động thông thường của những con mèo khác. Phần trên của tai xuất hiện các vùng màu hồng hoặc bị đóng
+ Dễ bị giật mình
+ Không đáp lại khi chúng ta gọi hoặc trò chuyện với chúng
+ Mèo có biểu hiện bị chóng mặt hoặc mất phương hướng
+ Khi chúng ngủ chúng không có bất cứ phản ứng nào với tiếng động mạnh ở môi trường xung quanh chúng.
+ Có thể xuất hiện dịch mủ hoặc chất lỏng chảy ra từ tai của mèo, kèm theo mùi khó chịu
+ Tiếng kêu của chúng rất lớn so với tiếng kêu của những con mèo bình thường khác.
Điều trị mèo bị điếc
Với những các vấn đề như: ve trong tai hoặc có khối u, tai bị nhiễm trùng khi thăm khám các bác sĩ thú y có thể chẩn đoán dễ dàng và từ đó có phương án điều trị cụ thể với từng vấn đề mà mèo gặp phải.
Nhưng đối với tình trạng mất thính lực do lão hõa, tai nạn, ngộ độc,… thì các bác sĩ thú y cần thực hiện một số thử nghiệm phức tạp hơn, thử nghiệm phản ứng kích thích thính giác thân não (BAER) để có kết luận cuối cùng. Nhưng với tình trạng này không thể hồi phục được, vì thế bạn nên trợ giúp cho mèo hàng ngày.
Chăm sóc mèo bị điếc
Những con mèo bị điếc vẫn có được chất lượng cuộc sống như bao con mèo bình thường khác. Bởi chúng khắc phục khuyết tật của mình bằng cách tận dụng triệt để những giác quan nhạy bén còn lại của chúng. Nhưng do chúng bị điếc nên chúng không thể nghe được những dấu hiệu của sự nguy hiểm như: ô tô, xe máy, động vật khác do đó bạn nên giữ chúng trong nhà cho an toàn hoặc giám sát chúng khi chúng dạo chơi bên ngoài. Bên cạnh đó, cần lưu ý những điều dưới đây khi chăm sóc mèo.
+ Tránh làm mèo bị giật mình, đảm bảo bảo rằng mèo biết bạn đang ở trong khu vực chúng ở trước khi bạn bước đến gần chúng.
+ Nên tắt hoặc bật đèn trước khi vào phòng tránh trường hợp bạn đá hay giẫm phải chúng.
+ Khi nói chuyện với chúng hay đặt tay của mình lên mèo và vuốt ve chúng để chúng sẽ cảm nhận được sự rung động của tay bạn khi bạn nói.
+ Hãy vỗ tay, dậm chân xuống nền nhà để thu hút sự chú ý của mèo
+ Sử dụng ánh sáng nhấp nháy từ đèn pin khi gọi chúng để giúp chúng không bị lẫn lộn.
+ Nếu có thể chúng ta nên gắn vòng cổ ghi chú rằng mèo nhà bạn bị điếc hoặc định vị lên những chú mèo điếc của mình để phòng trường hợp chúng lẻn ra ngoài bạn không biết.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống cho mèo điếc bằng cách bổ sung thức ăn dinh dưỡng, đồ chơi, tháp mèo, cột cào móng,…
Hi vọng những thông tin hữu ích trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ bệnh điếc ở mèo, cách nhận biết và chăm sóc mèo bị điếc phù hợp.
Suckhoecuocsong.vn