Làm gì khi thú cưng bị sốc nhiệt do thời tiết quá nóng

22/04/2016 11:01

Những việc cần làm ngay khi thú cưng bị sốc nhiệt

Sốc nhiệt là tình trạng cơ thể không thể thích ứng nổi với sự thay đổi của thời tiết. Đặc biệt, không chỉ con người, thú cưng cũng là một trong những đối tượng dễ bị sốc nhiệt, nhất là loài chó. Đặc thù của chó là dễ hấp thu nhiệt nhưng lại hạn chế giải phóng ra bên ngoài, nên khi nhiệt độ quá nóng cơ thể chúng sẽ "sốc", nguy cơ đột quỵ là rất cao. Những cách dưới đây sẽ giúp bạn xử lý kịp thời khi có thú cưng bị sốc nhiệt đo thời tiết tránh nguy hiểm đến sức khỏe thú cưng.

Hình ảnh một chú chó bị sốc nhiệt. (Ảnh: Internet)

Dấu hiệu nhận biết cún cưng bị sốc nhiệt

Để nhận biết được thú cưng của mình có đang sốc nhiệt hay không, bạn có thể căn cứ vào những biểu hiện như mất phương hướng, thở lớn và nhanh một cách bất bình thường, thường xuyên bị nôn, suy sụp và hôn mê, khi ấn vào miệng và cổ thì vùng da nơi đó không phẳng lại, nhịp tim tăng, uống nhiều nước, lưỡi đỏ nhưng lợi thì nhợt nhạt. Khi các "bé" rơi vào tình trạng này, điều cần thiết đầu tiên chính là đưa chúng đến chỗ mát, nếu có thể, hãy vào những nơi có máy điều hòa hoặc máy quạt.

Cách hạ nhiệt và chăm sóc

Tiếp theo đó, bạn cần hạ nhiệt cho vật nuôi bằng một trong các cách sau đây, tùy vào điều kiện cụ thể.

Cách thứ nhất, chúng ta có thể dùng khăn ướt phủ lên người của thú nuôi, nhưng đừng để quá lâu một chỗ vì sẽ làm lông của chúng bị ngấm nước.

Cách thứ 2, hãy thả vật nuôi vào một bồn tắm hoặc bể nước mát, nên nhớ không được quá lạnh. Và điều đặc biệt, chúng ta không được sử dụng đá hay nước đá, vì lạnh quá sẽ khiến lỗ chân lông của thú cưng thu nhỏ lại, cản trở quá trình giải phóng nhiệt, làm cho tình trạng sốc nhiệt ngày càng nặng hơn.

Sau khi thực hiện những bước trên, bạn hãy quạt mát cho chúng, sau đó dùng tay làm tơi lông thú cưng. Đối với động vật, lông giống như một bộ phận dùng để giữ ấm, vì thế, làm lớp lông tơi ra cũng giống như việc bạn đang giúp vật nuôi "thoát" nhiệt.

Khi đã thực hiện xong các việc trên, bạn nên gọi cho trung tâm thú y để nhận được hướng dẫn hoặc mang các "bé" đến bệnh viện, phòng khám dành cho vật nuôi gần nhà để chữa trị.

Để phòng tránh tình trạng sốc nhiệt ở thú nuôi, bạn nên lưu ý, vào mùa hè nắng nóng, không nên thường xuyên dắt chúng đi dạo, chỉ nên đi vào lúc sáng sớm hoặc khi trời đã tắt nắng; bổ sung nước cho vật nuôi, trong nước có pha thêm đường gluco và orezol để tăng khả năng điện giải và đề kháng cho các "bé".

Nếu bạn muốn đi biển cùng thú cưng thì đây là việc nên tránh, vì khi chân của chúng chạm cát nóng sẽ làm các "bé" yếu đi, do nhiệt độ tăng cao đồng thời thở dốc. Chúng ta cũng không nên cho chó giao phối vào ngày trời nắng, không được dẫn chó từ nơi có nhiệt độ cao đột ngột vào nơi có nhiệt độ thấp có máy điều hòa, phải có quá trình thích ứng dần sau khoảng 15 phút sau đó hạ nhiệt độ xuống từ từ. Với các chú cún con có lông ở gan bàn chân thì nên dùng kéo nhỏ tỉa sạch lông ở gan bàn chân để cho việc thoát mồi hôi được tốt hơn.

Không để vật nuối nhiều giờ liền trong xe, kể cả khi đã hạ kính xe xuống, không nhốt chúng ở ngoài trời hoặc nơi không có bóng râm. Với loài chó, chúng không thể tiết mồ hôi, việc làm giúp chúng giải phóng nhiệt chính là thở dốc, vì vậy, bạn không nên dẫn chúng chơi đùa vào những ngày hè năng nóng, sẽ rất nguy hiểm. Một vài giống chó có mõm ngắn như Pulldog Anh quốc, Pug, những giống cho lai hoặc có lớp lông dày như Alaskan, các chú chó béo phì là những "nhân vật" rất dễ bị sốc nhiệt.

Những chú chó có lớp lông dày rất dễ bị sốc nhiệt vào mùa hè nắng nóng. (Ảnh: Internet)

Nếu chẳng may thú cưng bị sốc nhiệt, việc quan trọng nhất chính là bạn phải bình tĩnh, nếu không bạn có thể sẽ làm các "bé" hoảng theo, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Bạn nên đưa thú nuôi của mình đến các trung tâm thú y để được hướng dẫn, đồng thời thường xuyên cắt tỉa lông cho vật cưng để giúp chúng thoát nhiệt nhanh hơn cũng như giữ vệ sinh.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo thegioitre)

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác