Kỹ thuật chọn trứng Đà điểu để có con non khỏe mạnh

12/07/2018 15:45

Nhằm đạt được những con Đà điểu con khỏe mạnh dưới đây là kỹ thuật chọn trứng Đà điểu đầy đủ nhất

Đà điểu khi sống ngoài tự nhiên đà điểu trống sẽ thực hiện nhiệm vụ ấp và bảo vệ trứng. Nhưng hiện nay trong quá trình nuôi nhốt trong các trang trại nuôi đà điểu có trang bị các thiết bị ấp trứng tự động.

Để đạt kết quả cao nhất trong quá trình ấp trứng đà điểu và hình thành con giống các bạn nên chú ý một số điểm như sau:

Quy chuẩn chọn bố mẹ lấy trứng giống:

Nên chọn đà điểu chống trên 24 tháng tuổi, đà điểu mái trên 18 tháng tuổi sẽ cho ra những đà điểu con khỏe mạnh, không bị dị tật, sức đề kháng tốt, thể trạng yếu.

Chú ý: Không chọn những bố mẹ cùng lứa bởi trứng cho phôi kết quả không cao.

Phương pháp chọn trứng đà điểu giống

Khi đà điểu mái đẻ trứng người nuôi cần nhặt trứng ngay tránh trứng bị nhiễm khuẩn, bị đà điểu mẹ giẫm đạp phải

Do trứng sau khi đẻ ra bị lạnh nên quá trình phát triển của phôi sẽ ngừng lại, phôi chậm phát triển, chết phôi. Để đảm bảo trứng ấp có hiệu quả người nuôi cần giữ trứng ở nhiệt độ khoảng 28 - 30 độ C, độ ẩm bảo quản trứngđà điểu 55- 60%. Ngoài ra nên để đà điểu mẹ ở nơi thoáng mát thì trứng được đẻ ra sẽ không bị hấp thụ nhiệt, tránh không đẻ trứng ở nơi ô nhiễm hoặc nhà kho ẩm mốc.

Trước khi mang đi bảo quản cần phải soi trứng, đánh dấu phần có bóng khí, xếp trứng có phần bóng khí hướng lên trên, nghiêng 45 độ so với chiều thẳng đứng, đảo trứng 1 - 2 lần/ngày giúp lòng đỏ chuyển dần về buồng khí.

Kỹ thuật chọn trứng đà điểu giống

Màu sắc: Không chọn quả có máu sắc thẫm

Hình dáng, kích thước: Không nên chọn những quả quá to, quá nhỏ, méo mó, xù xì, rạn rập, quá dài hoặc quá tròn vì những quả trứng này có tỉ lệ ấp nở thấp, con non yếu hoặc dị tật, đặc biệt cũng không thể chọn đà điểu con từ những quả trứng này làm giống được.

Sau khi chọn trứng theo màu sắc, kích thước bước tiếp theo hãy dùng đèn pin để soi trứng. Phương pháp này giúp loại bỏ bớt những quả không đủ tiêu chuẩn như: không có phôi, rạn nứt, buồng khí không đúng vị trí. Hãy dùng bút dạ đánh dấu vị trí trí buồng khí để khi ấp cho hướng lên trên.

Trứng đà điểu sau khi kiểm tra phải được xông bằng hỗn hợp thuốc tím và phóc môn để khử trùng, diệt khuẩn.

Quy trình ấp trứng đà điểu con:

Máy ấp: Sau mỗi lứa ấp máy ấp trứng phải được vệ sính sạch sẽ, diệt khuẩn, tẩy trùng tránh khi khuẩn xâm nhập vào trứng. Dùng dung dịch thuốc tim, phóc môn để diệt khuẩn, tẩy trùng máy ấp.

Chế độ ấp trứng:

 Cũng giống như quá trình ấp trứng gà quy trình ấp trứng Đà điểu con cần phải chú ý đến 3 yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, đảo trứng trong khi ấp.

Nhiệt độ:  Phôi bên trong của trứng đà điểu chỉ phát triển khi nhiệt độ môi trường cao, nhiệt độ ấp trứng lớn hơn 35,5oC.

Đối với ấp trứng với máy ấp đơn kỳ thì sẽ chia làm các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Từ 1-10 ngày ấp, nhiệt độ 36,7-37oC

- Giai đoạn 2: Từ 11-34 ngày ấp, nhiệt độ 36,3-36,5oC

- Giai đoạn 3: Từ 40-43 ngày ấp, nhiệt độ 35,5-36oC

Máy  ấp đa kỳ thì quá trình ấp trứng sẽ có 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Từ 1-38 ngày, nhiệt độ 36,3-36,5oC

- Giai đoạn 2: Từ 39-42 ngày, nhiệt độ 35,5-36oC

Độ ẩm: Trong quá trình ấp trứng cần phải giảm trọng lượng của trứng xuống vì vậy cần tạo ra môi trường có độ ẩm thấp, vì vậy cần khống chế độ ẩm trong lò ấp .

– Giai đoạn ấp, độ ẩm 20-25%

– Giai đoạn nở 40-45%

Đảo trứng

Điều quan trọng trong quá trình ấp trứng đó là đảo trứng bởi lúc này phôi nằm trên đỉnh lòng đỏ, nếu không đảo trứng thì phôi chuyển ngược lên và dính vào vỏ, trứng cần được xoay định kỳ 90o một góc xoay

Kiểm tra trứng

Kiểm tra và loại bỏ những quả trứng không có phối, trứng chết thối bước này nhằm tránh ảnh hưởng quả hỏng sang các quả khác.

- Khi trứng được ấp từ 10-11 ngày cần dùng đèn soi để kiểm tra phôi trong trứng

- Soi trứng khi ấp được 22-23 ngày để kiểm tra lại sự phát triển của phôi

- Sau khi trứng đã ấp được 38-39 ngày soi trứng lần cuối để loại những quả trứng chết phôi, trứng thối ra. Sau khi kiểm tra thấy mỏ và chân đà điểu con đạp mạnh, bóng khí đã đạt 1/3 thì có thể chuyển trứng sang máy nở.

Khi trứng bắt đầu nở sang đà điểu con

Không nên can thiệp giúp Đà điểu con thoát ra ngoài vỏ trứng bởi vì vì điều này trái với tự nhiên làm cho đà điểu con thiếu động lực phá vỡ vỏ trứng dẫn đến hiện tượng đà điểu con sau này yếu hơn bình thường và có thể mắc một số bệnh do nhiễm khuẩn.

Đà điểu con đã chui ra ngoài cần chuyển sang phòng úm. Do các bộ phận và cơ quan chưa phát triển đầy đủ người nuôi cần phải giữ nhiệt chuồng nuôi nhiệt độ ổn định khoảng 30-33 độ C bằng cách thắp bóng đèn sợi đốt bên trong chuồng nuôi. Cần tiến hành tiêm các vắc xin ngăn ngừa một số bệnh trên Đà điểu con.

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác