Kỹ thuật chăm sóc cây hoa dừa cạn luôn xanh tốt quanh năm

05/04/2018 14:33

Vậy làm sao để chậu hoa dừa cạn đẹp quyến rũ và nở rực rỡ quanh năm. Bạn hãy tìm hiểu bài viết dưới đây ngay nhé!

Hoa dừa cạn có tên khoa học là Periwinkle. Ngoài ra nó còn được gọi với những tên khác như: bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân hoa…Là loại cỏ một năm như hoa dạ yên thảo thuộc họ đỗ quyên. Hoa dừa cạn có cánh đơn, mỏng được trồng trong chậu, bồn hoặc các giot trên xung quanh bạn công, cửa sổ nhà,... Vậy làm sao để chậu hoa dừa cạn  đẹp quyến rũ và nở rực rỡ quanh năm. Bạn hãy tìm hiểu bài viết dưới đây ngay nhé!

Dụng cụ trồng và đất trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, giỏ treo, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng hoa dừa cạn. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thẩm mỹ thì bạn nên trồng hoa ở chậu treo. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Hoa dừa cạn ưa phát triển trên nền đất tơi xốp, thoát nước, giữ ẩm tốt. Ban có trể trộn hỗn hợp đất trồng với phân chuồng hoai mục, sơ dừa, tro trấu, mùn cưa, vôi bột… để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cây.

Trồng cây

Hạt giống dừa cạn bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán hoa, cây cảnh uy tín.

Bỏ hạt vào trong miếng vải sáng màu, túm lại và bỏ vào nước ấm ngâm trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) từ 3-4 giờ. Sau đó để hạt vào giấy ăn, phun ẩm, bỏ giấy ăn và hạt vào túi nilon buộc chặt để chỗ mát trong 3-4 giờ.

Dùng đầu tăm tre cho từng hạt xuống khay gieo hoặc cốc gieo và tạo cho chúng khoảng cách nhất định. Sau khi gieo ta phủ lên một lớp đất mỏng. Tưới nước bằng vòi phun nhẹ.

Giai đoạn ươm nên để cây chỗ có ánh sáng vừa đủ, có mái che để dễ kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ, giúp cây phát triển tốt hơn.

Sau khoảng 1 tháng, cây có từ 4-5 lá thật thì bứng ra trồng riêng. Mỗi chậu nhựa treo có thể trồng từ 1-3 cây con (tùy loại chậu to hay nhỏ). Trồng xong nhớ tưới nước cho cây.

Chăm sóc

Vào mùa khô, tưới đều đặn ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Tới mùa mưa, chú ý không để cây bị ngập úng.

Có thể phun B1 sau khi trồng cây 1 tuần để kích thích bộ rễ phát triển. Sau 10 ngày thì có thể dùng phân bón thúc cho cây hoặc phun phân bón lá theo định kỳ tháng.

Khi thấy cây có nụ, mua phân bón dưỡng hoa pha 0,5-1 muỗng cafe/1lít nước phun. Định kỳ 7-10 ngày phun/lần. Nên phun kết hợp với Vitamin B1, phân bón lá 20-20-20 TE để tăng đề kháng và dinh dưỡng cho hoa giúp hoa lâu tàn và có màu sắc rực rỡ. Thi thoảng, bạn cũng có thể bón phân chuồng hoai mục hoặc phân trùn quế cho cây.

Cách làm dừa cạn có nhiều màu

Theo chuyên gia cây cảnh Đặng Đình Trương- câu lạc bộ Giao lưu cây cảnh Việt Nam, muốn có một cây dừa cạn nhiều màu hoa, chúng ta chỉ việc ghép những giống có màu hoa khác lên cùng một gốc ghép.

Công việc thực hiện tuy hơi cầu kỳ nhưng nếu khéo léo thì cũng không có gì khó. Trước hết cần chọn những nhánh có độ lớn cỡ ruột cây bút bi, cắt bỏ một đoạn ngọn dài 3-4 cm để làm gốc ghép. Trên cây cần lấy giống cũng chọn những tược có độ lớn tương đương với gốc ghép, sau đó cắt lấy một đoạn dài khoảng 3-4cm.

Cần cắt bỏ lá ở gốc cành ghép rồi dùng lưỡi dao lam cắt vạt hai bên để cành ghép có hình nêm. Sau đó dùng lưỡi dao chẻ đôi gốc ghép. Chẻ xong, khéo léo luồn phần vạt nêm của gốc ghép vào chỗ vừa chẻ đôi, lấy dây nylon mềm quấn vừa đủ chặt chỗ ghép. Khi xong xuôi, dùng một bao nylon nhỏ trùm kín cả cành ghép và chỗ ghép để tránh bị khô, nước xâm nhập.

Sau khi tiến hành ghép xong cần đưa cây ghép vào chỗ mát hoặc dùng vật liệu che mưa, nắng cho cây. Khoảng 2 tuần sau nếu thấy cành ghép sống hãy tháo bỏ bao nylon. Khoảng 2 tuần sau nữa tháo dây nylon quấn quanh chỗ ghép. Sau một thời gian, cành ghép sẽ ra lá, phát triển, phân nhánh rồi ra hoa. Có thể ghép cùng lúc nhiều giống, cũng có thể ghép dần từng giống.

Tác dụng chữa bệnh của cây dừa cạn

Nói tới tác dụng của cây dừa cạn, lương y lương y Nguyễn Bá Thành- chủ cửa hàng chuyên bán thuốc Đông Y tại Hoài Đức- Hà Nội cho biết, theo y học cổ truyền một số nước cũng có ghi lại một vài kinh nghiệm sử dụng dừa cạn để chữa bệnh. Ví dụ, ở Ấn Độ, châu Úc, nam châu Phi, quần đảo Antilles, người ta dùng dừa cạn sắc uống để chữa bệnh tiểu đường cho thấy kết quả rất khả quan.

Ngoài ra, rễ dừa cạn còn được dùng để tẩy giun, chữa sốt, làm thuốc thông tiểu, điều kinh, trị tăng huyết áp, chữa sốt rét, kiết lị, tiêu hóa kém...Bộ phận dùng để làm thuốc của dừa cạn là rễ, lá hoặc cả cây.

Bài thuốc đơn giản từ cây dừa cạn đó là nhổ nguyên cả bụi cây dừa cạn về rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô để cất dùng dần. Trước khi sử dụng có thể sao qua cho thơm rồi sắc nước uống.

Cách chọn và giữ hoa tươi lâu

Cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ cho lọ hoa của bạn là thay nước hằng ngày, giúp cho nước trong lọ luôn sạch sẽ và việc hấp thụ nước của hoa được dễ dàng hơn. Với những lọ hoa được cắm cầu kỳ, bạn vẫn có thể thay nước bằng cách đặt lọ hoa dưới vòi nước và để nước chảy tràn.

Cắt vát cành hoa trước khi cắm hoa vào lọ, bạn nên cắt vát cành. Cách làm này giúp tăng diện tích tiếp xúc của vết cắt với nước, khiến cành hoa hút nước tốt hơn. Lý tưởng nhất là bạn cắt lại cành mỗi lần thay nước hàng ngày.

Không để lá ngập nước, đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất. Phần lá ngập nước sẽ tạo ra vi khuẩn, khiến hoa nhanh úa và lọ hoa có mùi khó chịu. Bởi vậy, trước khi cắm, hãy tỉa hết phần lá phía dưới.

Giữ ở nơi mát mẻ, khí hậu nóng bức và ánh nắng mặt trời là tác nhân hàng đầu khiến lọ hoa của bạn nhanh héo, có khi chỉ sau vài giờ. Luôn nhớ đặt lọ hoa ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng. Trong những ngày thời tiết quá nóng bức, nếu có thể, bạn nên đặt lọ hoa vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1-2 giờ.

Suckhoecuocsong.com.vn (TH)

Các tin khác

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài

Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt

Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà

Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa

Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh

Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất