Kinh nghiệm nuôi và chăm sóc rắn hổ mang sinh sản

21/05/2019 11:20

Hướng dẫn chăm sóc rắn hổ mang cái sinh sản

Nhằm tiết kiệm chi phí mua rắn con giống để về nuôi dưỡng, người nuôi có thể chọn những con rắn hổ mang bố mẹ có sẵn để làm rắn giống. Vậy làm thế nào để cho ra những con rắn con chất lượng khỏe mạnh, tỷ lệ trứng rắn nở nhiều hãy học hỏi những kinh nghiệm của các chuyên gia nuôi rắn mách bảo

Chọn giống

Để cho ra những con rắn hổ mang con khỏe mạnh, phát triển tốt nên chọn những con rắn hổ mang bố mẹ lớn nhất, lanh lợi, riêng bắt mồi, thân hình dài, màu sắc đẹp, da bóng, không có dấu hiệu dị tật bẩm sinh,…

Trước mùa phối giống người nuôi cần cho rắn hổ mang bố mẹ ăn đủ no, cung cấp chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để phối giống và tạo trứng giống chất lượng.

Quá trình ghép đôi ở rắn hổ mang

Sau kỳ ngủ đông rắn hổ mang bắt đầu hoạt động, sởi ấm và kiếm ăn. Bước vào tháng 3 âm lịch rắn hổ mang đựuc và rắn hổ mang cái sẽ tìm nhau ghép đôi. Khi giao phối rắn hổ mang cái nâng đuôi lên để rắn đực áp huyệt vào huyệt rắn cái, đôi cơ quan giao phối từ hai bên huyệt của rắn đực lộn ra ngoài với nhiều mấu gai để giữ chặt rắn cái. Tinh trùng rắn đực qua huyệt vào ống dẫn trứng của rắn cái. Thời gian giao phối kéo dài trong nhiều giờ.

Làm thế nào xác định rắn hổ mang cái chuẩn bị đẻ?

Qúa trình giao phối kết thúc, người nuôi hàng ngày cung cấp đầy đủ thức ăn như nhái, cóc, sâu bọ, tép, cá,…. Rắn hổ mang cái sẽ mang thai hơn 2 tháng thì đẻ trứng. Khi chuẩn bị đẻ rắn cái sẽ bò đi bò lại trong chuồng nuôi tìm những chỗ trúng hoặc nơi có rơm, cổ khô để đẻ. Người nuôi có thể làm ổ đẻ cho rắn hổ mang cái bằng bao xác rắn đựng trấu và đặt vào một góc chuồng, nơi yên tĩnh tránh gió lùa và ánh sáng chiếu trực tiếp từ mặt trời

Mỗi một lứa rắn thường đẻ từ 10-20 trứng, kích thước trứng từ 59 – 62/25 – 30mm. Sau khi đẻ xong rắn hổ mang cái sẽ tự động cuộn tròn lại trên trứng để ấp và canh giữ trứng.

Trong quá trình ấp trứng cần kiểm tra trứng vài lần, nếu thấy các quả trứng to đều, trắng, khô ráo là trứng tốt, những quả vỏ xỉn vàng là trứng hỏng phải loại bỏ. Những quả trứng to đều trắng, khô ráo, vỏ láng bóng là trứng tốt.

Tuy nhiên, ở trong điều kiện nuôi nhốt hiện nay những con rắn bố mẹ thường lười biếng ít chịu giao phối do đó người nuôi cần kiên trì trong quá trình giao phối của rắn.

Khi rắn hô mang cái mang thai do trứng lớn nhanh nên rắn di chuyển chậm người nuôi khi bắt rắn lên nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh ảnh hưởng xấu đến rắn và trứng bên trong. Tốt hơn hết nên nuôi riêng rắn cái ra khỏi những con rắn khác trong thời gian mang trứng. Thời điểm đẻ trứng và ấp trứng ít khi rắn rời khỏi ổ trứng và thường hung dữ, phản ứng quyết liệt hơn lúc kiếm ăn do đó người nuôi phải cực kỳ chú ý và giữ khoảng cách an toàn, mang theo đồ bảo hộ.

Trứng rắn sau khi ấp được 55-60 ngày thì bắt đầu nở ra rắn con. Những con rắn con sẽ tự mỏ vỏ trứng và chui ra ngoài và bắt đầu làm quen với môi trường sống mới. Nếu những quả trứng nào chưa nở người nuôi có thể hỗ trợ bằng cách xé vỏ trứng dài 1 cm cho rắn con ra.

Rắn con mới nở dài 200-350mm, trọng lượng 30-50g và có khả năng bạnh cổ. Những con rắn con sau khi nở có thể tự sống 3-5 ngày bằng khối noãn hoàng tích ở trong bụng. Qua 3-5 ngày bụng rắn con bắt đầu xẹp lại, da nhăn nheo và bắt đầu quá trình lột xác lần đầu tiên trong đời.

Thức ăn của rắn giống con

Thức ăn chủ yếu của rắn con chủ yếu là ếch, nhái, cá, tép, tôm,… người nuôi nên thái nhỏ thức ăn cho rắn con. Cứ 3-5 ngày lại cho rắn con ăn một lần số lượng thức ăn tăng dần theo độ tuổi lớn của rắn con.

Người nuôi hãy nhớ hàng ngày dọn sạch phân trong chuồng, lau chùi sạch sẽ những chất thải cho khỏi hôi hám, ruồi nhặng bám vào tránh vi khuẩn, các bệnh gây hại cho sức khỏe của rắn cái. Trời nắng nóng nên phun nước tắm rửa cho rắn, trời lạnh và ẩm không cần tắm, chỉ vệ sinh khô, mùa đông cần che chắn xung quanh chuồng cho rắn, hạn chế tiếng ồn xung quanh khu vực rắn cái mang thai và ấp trứng.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác