Kinh nghiệm điều trị cây trầu bà bị thối rễ chuẩn xác
Điều trị cây trầu bà bị thối rễ
Cây trầu bà bị thối rễ nếu không nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, các điều trị chính xác và nhanh chóng sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây thậm chí cây bị chết dần.
Cây trầu bà khá dễ dàng chăm sóc, không tốn quá nhiều thời gian nhưng trong quá trình phát triển của cây nếu chúng ta không cẩn thận có thể khiến cây bị bệnh thối rễ.
Nguyên nhân khiến cây trầu bà bị thối rễ
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến cây trầu bà bị thối rễ do chúng ta tưới nước quá nhiều khiến cho độ ẩm trong đất trồng cao, rễ cây trầu bà không nhận đủ oxy, chất dinh dưỡng từ đất, một số loài nấm hại trong đất phát triển, bón phân quá nhiều, gây ảnh hưởng tới bộ rễ của cây trầu bà.
Dấu hiệu nhận biết cây trầu bà bị thối rễ
+ Rễ cây trầu bà có màu nâu sẫm hoặc đen, rễ bị nhão, rễ của cây không chắc, dễ bị gãy. Đối với những rễ cây khỏe mạnh sẽ có màu nâu nhạt, khó bị gãy, sờ vào cứng không bị nhão.
+ Do rễ bị thối nên rễ giảm khả năng hút, vận chuyển nước, chất dinh dưỡng, khoáng chất nên lá cây xuất hiện tình trạng quăn lại, lá héo và rụng.
+ Lá bị quăn lại, không giữ được hình dáng ban đầu
+ Rễ cây có mùi trứng thối đặc biệt mùi khó chịu xuất hiện từ phần gốc của cây.
+ Xuất hiện nấm bệnh quanh đất trồng.
Hướng dẫn cách khắc phục cây trầu bà bị thối rễ
Trầu bà bị thối rễ do tưới quá nhiều nước, độ ẩm trong đất trồng cao, rễ cây trầu bà không nhận đủ oxy, chất dinh dưỡng từ đất. Do đó, hãy ngay lập tức ngừng tưới nước, điều chỉnh chu kỳ tưới cho nước cây.
Cho cây trầu bà ra khỏi đất trồng, rửa sạch toàn bộ đất bám vào rễ, sử dụng kìm cắt toàn bộ rễ bị hỏng, cắt bỏ phần lá cây bị héo úa vàng. Những phần rễ khỏe mạnh sử dụng thuốc kháng nấm phun lên để loại bỏ mầm bệnh. Trồng cây trầu bà sang chậu đất sạch đã được khử vi khuẩn, nấm bệnh, đất chứa nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt và tránh tưới quá nhiều. Trong quá trình này không đặt cây ở những khu vực bị nắng gắt vì trong quá trình xử lý và sau khí đổi chậu vì cây đang yếu. Không sử dụng phân bón để tưới cho cây trong thời điểm này.
Tưới nước cũng phải bị cắt giảm do rễ bây giờ ít hơn, nên áp dụng hình tưới tưới nhỏ giọt chậm để nước có thời gian thẩm thấu xuống phía dưới chậu, tránh tưới ồ ạt gây nên các điểm úng cục bộ trong đất. Sau khoảng 2 tuần hãy sử dụng phân vi sinh để tái tạo hệ vi khuẩn có lợi trong đất. Nên chọn loại phân bón tan chậm thay vì phân bón thông thường cho cây cảnh trong thời điểm này.
Nếu có điều kiện có thể sử dụng máy đo độ ẩm đất để chắc chắn rằng đất có độ ẩm vừa phải không bị úng ngập.
Cây bị nhiễm nấm
Nấm hại, vi khuẩn, virus như Phytophthora, Rhizoctonia, Pythium sẽ phát triển, hút các chất dinh dưỡng từ gốc từ đó ảnh hưởng đến bộ rễ. Do đó, chúng ta có thể sử dụng tinh dầu sả chanh ở nồng độ 10% hoặc 20% có thể ức chế hoàn toàn sự phát triển của nấm.
Bón phân quá mức
Để khắc phục tình trạng cây trầu bà bị thối rễ do bón phân quá mức chúng ta cần ngừng ngay việc cung cấp dinh dưỡng cho cây (đặc biệt là phân đạm), phun nước hoặc rửa nước, xối nước vào gốc để pha loãng lượng phân còn tồn dư trong đất. Dùng chế phẩm B12 để giải độc, chống sốc cho cây nếu bị nặng thì sử dụng liên tục 2 – 3 lần mỗi lần cách nhau 2 – 3 ngày. Nếu cây bị ngộ độc bởi vi lượng có trong phân bón thì có thể bón thêm lân vôi giúp cho độ pH đất tăng lên, giảm khả năng ảnh hưởng của vi lượng.
Thoát nước kém
Kiểm tra khả năng thoát nước của chậu trồng, nếu khả năng thoát nước của chậu kém hãy đục thêm lỗ ở dưới đáy chậu giúp cho hạn chế việc tích quá nhiều nước. Nên sử dụng loại chậu trồng được làm từ đất sét không tráng men giúp hấp thụ độ ẩm dư thừa từ đất ngay cả khi bạn tưới nước quá mức, hạn chế sử dụng chậu nhưa, chậu đất sét tráng men.
Suckhoecuocsong.vn