Kiến thức cần có khi muốn nuôi nhím kiểng

20/07/2018 11:03

Những kiến thức người nuôi cần biết trước khi nuôi nhím cảnh,

Nhà có nuôi chó, mèo thì có nuôi nhím kiểng (nhím cảnh) được hay không?

Một số người nuôi khi muốn nuôi nhím kiểng làm thú cưng nhưng trong nhà lại đang nuôi chó, mèo đều thắc mắc liệu nhím kiểng có thể sống chung cùng với các con vật khác. Theo kinh nghiệm của những người nuôi trước chúng vẫn có thể tồn tại với nhau một cách hòa bình trong một mái nhà. Nhưng trước khi cho chúng tiếp xúc làm quen lẫn nhau người nuôi cần phải nhớ quy tắc này:

Đối với lần đầu cho tiếp xúc với chó bạn phải giám sát chặt chẽ, trong vài lần tiếp theo cũng vậy, không nên lơ là, chờ cho đến khi nào chúng thật sự coi nhau là “bạn thân”. Còn đối với mèo hãy bế con mèo nhà bạn đến gần nhím kiểng, và hãy để nhím kiểng dạy cho nó một bài học (đâm vào chân). Bảo đảm rằng nó sẽ nhớ đời và không bao giờ dám mơ mộng về cái món gọi là nhím kiểng.

Nên chọn nhím kiểng như thế nào?

Khi chọn nhím kiểng nên chọn những con nhím đạt ít nhất 1,5 tháng tuổi. Vì tầm tuổi này nhím kiểng đủ nhỏ để chúng ta có thể thuần dưỡng nhím, tạo nên các thói quen cho nhím và dễ tiếp xúc.

 Thân hình nhím đạt trọng lượng dao động khoảng 100g. Ngoài ra, quan sát xem nhím có bị dị tật ở bộ phận nào không, chân nhím phải cứng cáp, nếu mắt chưa mở tối đa vẫn còn lớp màng mỏng bao bọc thì không nên mua. Bởi vì nhím kiểng chưa đủ độ tuổi để tách xa mẹ. Khi mới mang về nuôi các nhím kiểng còn bé nên để thức ăn mềm, hơi nhuyễn, đề phòng cácbệnh về tiêu hóa.

Vấn đề răng miệng của nhím kiểng

Nhiều người nuôi nhím cảnh không nghĩ rằng cần thiết phải chăm sóc răng cho nhím. Theo một thống kê cho thấy cứ 50 nhím cảnh trưởng thành thì có 3 con mắc các vấn đề về răng miệng. Triệu chứng thường gặp như giảm cân, mất răng, bị áp xe răng hoặc có khối u. Cách nhanh nhất bạn kiểm tra răng của nhím bằng việc dùng đến que đè lưỡi gỗ, hãy dùng que, để lên miệng của chúng, chờ đến khi chúng cắn và quan sát các vết cắn còn in hằn trên que. Sau đó nên nhẹ nhàng quan sát tổng thể bên trong miệng của chúng.

Phát hiện răng miệng chúng có u họt hãy đem đến các bác sĩ thú y ngay lập tức để điều trị kịp thời.

Phải làm gì khi nhím kiểng bỏ ăn khi mới mang về nuôi?

Nhiều người cho biết khi nhím cảnh mang về nuôi lại không chịu ăn gì, có kèm theo triệu chứng phân xanh lỏng, chạy vòng quanh chuồng, quậy phá, hất tung mọi thứ.

Bạn đừng quá lo lắng, nguyên nhân do nhím lạ môi tường sống mới nên khiến nhím ăn rất ít và chạy, quậy phá quanh chuồng phần để tìm hiểu không gian ở mới, phẩn để tìm cách trốn ra để tìm nơi ở cũ. Còn phân xanh do nhím cảm thấy bị stress hoặc nhím bị tiêu chảy trước khi mua về

Người nuôi không nên cho bé nhím kiểng ăn các loại rau củ quả, thức ăn khô thì nên đâm nhuyễn, lưu ý: chỉ cho ăn loại thức ăn mà nhím ăn trước đó, không nên đổi nhãn hiệu. Tăng cường thêm đạm cho khẩu phần ăn bằng cách cho thêm sâu rang bơ để kích thích ăn. Sử dụng nước máy đã lọc hoặc đun sôi để nguội.

Phải làm sao để bắt nhím không đau?

Đây là câu hỏi muôn đời của những người mới nuôi hay muốn chơi nhím kiểng. Không có gì là quá khó.  Khi nhím vừa mới về nhà bạn, hãy khoan động chạm vào chúng mà hãy để chúng được yên tĩnh, làm quen dần với môi trường xung quanh. Có nhiều nhím kiểng khi vừa về đã lăn đùng ra ngủ, do quá mệt, cũng có nhiều bé, quậy phá vật dụng trong chuồng. Điều này chỉ diễn ra trong 2,3 ngày đầu.

Dùng bao tay bắt nhím kiểng lên và bỏ qua tay kia của bạn. Hãy kiên nhẫn để nhím kiểng không co lại, kế đến, nhím sẽ cạp cạp vào tay bạn, không phải cắn, mà chúng sẽ lấy mùi hương từ chính tay bạn hòa trộn với mùi nước bọt của chúng, rồi trét lại trên lông gai chúng. Thật nhẹ nhàng và kiên nhẫn , không nên tạo ra bất kỳ tiếng động hay mối đe dọa nào. Đối với nhím kiểng đực thì quá trình này kéo dài lâu hơn, nếu muốn bắt nhím, thì tốt nhất là thật cẩn thận, luồn tay xuống phần bụng và ẵm nhím lên.

Dạy nhím kiểng đi vệ sinh đúng chỗ

Nếu được chăm sóc, huấn luyện đúng cách nhím kiểng sẽ chẳng khác gì một thú cưng đúng mực. Nhím kiểng cũng biết chơi đùa, cũng biết sinh hoạt như chó, mèo vậy và đặc biệt, chúng cũng biết đi vệ sinh đúng chỗ nếu được tập luyện. Vậy người nuôi cần làm gì để nhím kiểng đi vệ sinh đúng chỗ.

Điều đầu tiên đòi hỏi ở người nuôi nhím kiểng là sự nhẫn nại, kiên trì. Quá trình này có thể kéo dài trong vài ngày hoặc hơn. Đầu tiên, lấy một cái khay rộng khoảng 1 bàn tay người trưởng thành, tuy nhiên, không nên quá cao, khoảng 1 inch là được, để cho các nhím kiểng có thể leo trèo ra vào, hoặc nếu quá cao thì bạn có thể âm xuống lớp mùn cưa.

Cũng không nên quá thấp để nhím cảnh có thể nhận biết được đâu là nơi đi vệ sinh. Thay hết lớp mùn cưa cũ, cho mùn cưa mới vào. Chịu khó quan sát, khi thấy nhím cảnh đi vệ sinh chỗ nào thì bạn xúc lớp mùn cưa bị dơ ấy vào trong khay vệ sinh. Và rải lớp mới vào chỗ vừa mới xúc. Nhím kiểng thường đi vệ sinh ở những nơi chúng đã đi trước đó. Vì vậy, khi bạn xúc vào khay, chúng sẽ lẫn theo mùi của chúng mà đi đúng vào đó. Lưu ý: để thực hiện công việc này, chuồng nuôi không nên quá rộng, khoảng 50*30 là được. Nếu không, chúng sẽ đi bậy lung tung, ở bất cứ nơi nào có thể.

Khi nhím kiểng bị bệnh cho nhím uống thuốc như nào?

Việc cho nhím kiểng uống thuốc khiến nhiều người lung túng bởi một số con dè dặt, hoảng sợ, luôn cuộn tròn như một quả bóng  Việc đầu tiên cần làm là hãy tạo cho nhím cảnh cảm thấy dễ chịu, không bị đe dọa, chúng sẽ cho phép bạn cho chúng uống thuốc. . Nếu chúng quá nhát, không cho phép bạn cho chúng uống thuốc bạn có thể làm theo cách sau:

Cách 1: Điều đầu tiên, sử dụng một cái chai thuốc nhỏ mắt, hay ống tiêm đã lấy kim ra khỏi, đổ thuốc vào đó. Lưu ý là phương pháp này chỉ dành cho các loại thuốc pha được với nước. Cố gắng nhẹ nhàng, bơm từ từ thuốc vào miệng chúng. Đối với những nhím kiểng dễ dãi.

Cách 2: Còn đối với các nhím cảnh hơi nhát, hung dữ một chút, thì bạn nên bọc chúng trong một chiếc khăn, và để cho cái đầu của nó nhô ra khỏi khăn. Sau đó đặt ống tiêm không có kim vào miệng chúng. Thông thường, nhím cảnh sẽ mở miệng ra và cắn đầu ống tiêm. Bạn hãy từ từ bơm thuốc vào, nhớ là hãy từ từ, để tránh cho bé khỏi bị sặc.

Cách 3: Hãy cố gắng nhớ lại xem, hằng ngày bạn cho nhím cảnh ăn những gì, và những loại nào mà chúng thích ăn nhất. Trộn 1 phần thuốc vào thức ăn ưa thích của chúng. Đừng quá liều nhé, có khi sẽ có tác dụng phụ. Tỉ lệ trộn. 1 phần thuốc, 5-8 phần thức ăn. Thuốc dùng trong trường hợp này là thuốc bột hoặc viên đã nghiền nhuyễn.

Cách 4: Mua một ít sâu worm sống về, cho sâu worm ăn thuốc mà bạn đã nghiền. Sau đó bắt sâu worm cho bé nhím kiểng ăn gián tiếp.

Thời gian nhím kiểng baby mở mắt

Sauk hi nhím kiểng mẹ sinh con nhiều người nuôi thắc mắc không biết bao lâu nhím con mới mở măt.

Đối với một số loài nhím thì trung bình thì khoảng 3 tuần tuổi các bé sơ sinh sẽ bắt đầu nhìn thấy ánh mặt trời. Tuy nhiên, trong thực tế, tùy theo các điều kiện như chế độ ăn của mẹ nhím kiểng hay cách chăm sóc con của chúng mà thời gian mở mắt sẽ khác nhau. Khi nhím mẹ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thì các nhím kiểng con sẽ lâu cứng cáp hơn, mắt lâu mở hơn, thể trạng yếu ớt, hình thể cũng vì vậy mà nhỏ hơn và ngược lại.

Khi mở mắt, chúng ta sẽ quan sát được, dường như có một lớp chất dịch (lớp màng mỏng) bảo vệ mắt các bé. Lúc này, mắt chúng nhìn còn rất yếu, chưa mở to hết, chỉ mở một phần. Chủ các bé nên chú ý, nếu thấy mắt bé nào dính nhiều ghèn quá thì các bạn nên dùng bông gòn nhúng nước, lau từ từ mắt bé cho ghèn mềm ra và lau khỏi mắt bé.

Suckhoecuocsong.com.vn (TH)

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác