Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh

30/10/2024 13:06

Cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh

Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Cây hoa quỳnh được sử dụng cho nhiều mục đích trị bệnh khác nhau như chữa ho, làm loãng đờm, tiêu đờm, làm mát phổi, tiêu viêm, cầm máu, chữa các bệnh đường hô hấp, chữa đau nhức khớp, chữa bầm tím do chấn thương, chữa đau bụng, giảm triệu chứng đau bụng kinh ở nữ giới. Thân cây hoa quỳnh còn được sử dụng chống đau, tiêu viêm, tiêu thũng

Ngoài ra, hoa quỳnh khi được phơi khô kết hợp với một số nguyên liệu thiên nhiên khác có thể làm để uống có tác dụng thanh nhiệt cơ thể. Dịch chiết từ cây quỳnh tươi, dùng với nhiều mục đích khác nhau trong y học.

Thời điểm thu hoạch

Khi cây hoa quỳnh trồng được 5 năm trong điều kiện thuận lợi, cung cấp đủ dinh dưỡng cây bắt đầu cho ra hoa. Hoa quỳnh thường nở vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 7, chỉ nở duy nhất một lần về đêm. Sau lần nở hoa đầu tiên, cây có thể ra hoa thêm một đợt nữa nhưng cách sau khoảng 3 tháng.

Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất để đảm bảo dược tính, không gây hư hại hoa chúng ta nên tiến hành thu hoạch hoa lúc vừa nở, đối với phần thân chúng ta có thể thu hoạch quanh năm.

Sơ chế hoa quỳnh

Hoa quỳnh tươi

Hoa quỳnh tươi sau khi thu hoạch có thể dùng để chế biến các món ăn, nấu canh cùng thịt nạc, tôm tươi hoặc làm gỏi, xào với thịt bò giúp bồi bổ cho sức khỏe, chữa trị một số bệnh đường tiết niệu, sỏi thận, ho, viêm họng, hen suyễn, đái tháo đường... Cách sơ chế hoa quỳnh tươi khá đơn giản chỉ cần sau khi thu hái, loại bỏ những bông hoa quỳnh không đảm bảo chất lượng, rửa sạch bụi phấn hoa, bỏ cuống và nhụy, phần còn lại của hoa quỳnh có thể đem đi chế biến.

Hoa quỳnh khô

Để giúp sử dụng được lâu hơn có thể đem hoa quỳnh tươi đi phơi khô, sao vàng hoặc ngâm rượu. Lựa chọn những hoa quỳnh đạt chất lượng dùng kéo đã được khử khuẩn cắt lấy cuống hoa, rửa sạch các bụi bám trên hoa quỳnh, bỏ phần cuống, nhụy hoa, đem trải đều trên tấm ván sạch, đem phơi khô.

Thân cây hoa quỳnh

Thân cây hoa quỳnh đem thái nhỏ, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời giúp loại bỏ nước bớt bên trong.

Bảo quản hoa quỳnh

Sau khi các hoa quỳnh, thân cây hoa quỳnh đã được phơi khô hãy cho vào túi bóng kín để bảo quản, tránh để hoa quỳnh khô dính nước mưa, độ ẩm từ môi trường bên ngoài. Ngoài ra trong quá trình bảo quản hoa quỳnh cần chú ý:

 + Để hoa quỳnh khô ở nơi thoáng mát, tránh đặt nơi ẩm thấp, có độ ẩm cao.

+ Nếu để hoa quỳnh trong các trong lọ thủy tinh to thì các lọ bảo quản cần có nắp đậy kín.

+ Không để chung hoa quỳnh với các loại thuốc tây y

+ Bảo quản được lâu, tiết kiệm diện tích khu vực bảo quản hoa quỳnh đã phơi khô hãy cho vào túi hút chân không

+ Tránh để cây hoa quỳnh ở những nơi có ánh nắng trực tiếp của mặt trời

+ Không để cây hoa quỳnh gần các dược liệu đã bị mốc, hư hỏng, sâu bọ.

+ Nên kiểm tra định kỳ hoa quỳnh khoảng 1-2 tháng/ lần để đảm bảo chất lượng, loại bỏ ngay nếu phát hiện phần hoa quỳnh bị hư hỏng, nấm, mốc.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà

Các bài thuốc trị bệnh từ cây hoa quỳnh rất tốt

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa quỳnh điều trị bệnh

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa

Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh

Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất

Hướng dẫn cách thu hoạch, bảo quản khế

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh ở cây khế

Hướng dẫn cách trồng khế tại nhà chuẩn xác

Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây mật nhân chuẩn xác

Kinh nghiệm trồng cây mật nhân trong vườn nhà