Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy

24/10/2024 16:18

Cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy

Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, lở loét do dị ứng sơn, gãy xương, trị tiểu dắt, bệnh như kiết lỵ, viêm thanh quản…

Thời điểm thu hoạch cây cơm cháy

Chúng ta có thể thu hoạch cây cơm cháy bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng để giúp cây được bảo quản được lâu nhất, làm khô dễ dàng nên thu hoạch vào thời điểm mùa hè, thu hoạch quả sau khi quả đã chín chuyển sang màu tím thẫm.

Thu hoạch cây cơm cháy

Các bộ phận của cây cơm cháy đều có thể sử dụng làm thuốc, các phần sử dụng được bao gồm: lá, thân cây, cành cây, rễ, lớp vỏ bên ngoài, quả cây cơm cháy. Trong những bộ phận của cây phần rễ và quả của cây cơm cháy được sử dụng phổ biến nhất trong việc chế biến thuốc để điều trị một số loại bệnh.

Dùng dao hoặc kéo cắt đã được khử trùng cắt bỏ phần thân, cành lá của cây. Sau khi thu hái thân cây hãy cắt bỏ những cành con nhỏ bám quanh thân sau đó chặt thành các vát mỏng và đem phơi khô, phần lá đem phơi khô.

Đối với phần rễ của cây cần rửa sạch với nước, thái nhỏ thành những lát mỏng đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

Phần quả cơm cháy chín hãy rửa sạch loại bỏ tạp chất và bụi bẩn trên bề mặt. Có thể áp dụng phương pháp chưng cất hoặc ngâm để chiết xuất các hoạt chất từ ​​hoa, quả cơm cháy

Quá trình chưng cất thường liên quan đến việc thêm nguyên liệu vào thiết bị chưng cất, nấu bằng hơi nước và sau đó thu thập sản phẩm chưng cất.

Phương pháp ngâm: Ngâm quả cơm cháy với nước, rượu hoặc glycerol, ngâm trong một khoảng thời gian để hoạt chất có thể hòa tan trong dung môi.

Sau đó lọc chất lỏng chiết được qua màn lọc hoặc gạc để loại bỏ các hạt rắn và tạp chất để thu được chất lỏng từ quả cơm cháy. Chất lỏng lọc được cô đặc, đem sấy khô để loại bỏ lượng nước dư thừa sau đó thu được chất bột khô, đem nghiền mịn.

Bảo quản sau thu hoạch cây cơm cháy

Cây cơm cháy sau khi các bộ phận của cây được phơi khô hãy cho vào túi bóng kín để bảo quản, tránh để cây mật nhân khô dính nước mưa, độ ẩm từ môi trường bên ngoài. Ngoài ra trong quá trình bảo quản cây cơm cháy cần chú ý:

 + Để cơm cháy khô ở nơi thoáng mát, tránh đặt nơi ẩm thấp, có độ ẩm cao.

+ Nếu để cơm cháy trong các trong lọ thủy tinh to thì các lọ bảo quản cần có nắp đậy kín.

+ Không để chung cơm cháy với các loại thuốc tây y

+ Bảo quản được lâu, tiết kiệm diện tích khu vực bảo quản cơm cháy đã phơi khô hãy cho vào túi hút chân không

+ Tránh để cây cơm cháy ở những nơi có ánh nắng trực tiếp của mặt trời

+ Không để cây cơm cháy gần các dược liệu đã bị mốc, hư hỏng, sâu bọ.

+ Nên kiểm tra định kỳ cơm cháy khoảng 1-2 tháng/ lần để đảm bảo chất lượng, loại bỏ ngay nếu phát hiện phần cơm cháy bị hư hỏng, nấm, mốc.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài

Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt

Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà

Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa

Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh

Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất