Hướng dẫn cách phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở cá sấu
Phòng và điều trị các bệnh thường gặp ở cá sấu
Bệnh viêm họng ở cá sấu
Nguyên nhân: Do nguồn nước trong ao hoặc cá sấu ăn phải thức ăn bị nhiễm trùng.
Dấu hiệu: Cá sấu bị viêm họng có biểu hiện như vòm họng bị đỏ, cá sấu ăn ít hoặc bỏ ăn
Phòng và điều trị bệnh viêm họng ở cá sấu: Thay rửa nước trong ao nuôi thường xuyên, đảm bảo nguồn thức sạch sẽ, không bị nhiễm vi khuẩn vi trùng, dọn dẹp thức ăn thừa từ hôm trước.
Dùng tetracyline 20-40g/kg trọng lượng cá sấu, phối hợp với vitamin C và tiến hành vệ sinh sát trùng bể nuôi
Bệnh thiếu đường trong máu ở cá sấu
Nguyên dân: Do thời tiết chuyển mùa nhất là khoảng thời gian từ tháng 9-10 cá sấu thường bị giảm lượng đường trong máu một cách nghiêm trọng
Dấu hiệu: Khi cá sấu bị thiếu đường trong máu nhìn vào mắt cá sấu thấy mắt của cá sấu bị giãn đồng tửmũi hếch lên phía cao, toàn thân run rẩy và mất các phản xạ thăng bằng
Phòng và điều trị bệnh thiếu đường trong máu ở cá sấu: Người nuôi dùng ống thông để đưa đường vào miệng cá sấu với tỉ lệ 3g/1kg trọng lượng cá sấu hoặc cứ 1kg trọng lượng cá sấu cho 2g đường pha trong 12ml nước.
Bệnh viêm viêm đường hô hấp
Nguyên nhân: Do thời tiết thay đổi khiến cá sấu bị lạnh nhất là thời tiết ở các tỉnh miền Bắc có nhiệt độ thấp vào mùa đông.
Dấu hiệu: Khi mắc viêm đường hô hấp cá sấu thường ho, hắt hơi và chảy nước mũi.
Phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp ở cá sấu: Tiến hành lau nhẹ nhàng miệng cá sấu, rửa xúc bằng nước ôxy già và nước muối. Bôi thuốc sulphadimidine hoặc streptomycine hoặc nếu cá sấu bị nặng có thể tiêm chloramphenicol vào miệng hoặc tiêm vitamin C trong 7 ngày.
Bệnh viêm mắt ở cá sấu
Nguyên nhân: Do nguồn nước trong chuồng nuôi bị bẩn
Dấu hiệu: Cá sấu bị nhiễm bệnh thường có biểu hiện mắt sẽ bị ướt, hốc mắt sưng phồng, cá suy yếu một cách rõ rệt.
Phòng và điều trị bệnh viêm mắt ở cá sấu: Điều trị bằng cách tra chloramphenicol hoặc violetgentian hàng ngày.Để tránh ây lan người nuôi nên hòa chlorine vào nước trong bể nuôi với lượng 2-4g/m3 hoặc pha thuốc tím với lượng 10g/m2.
Bệnh thiếu canxi ở cá sấu
Nguyên nhân: Do trong thực đơn hàng ngày của cá sấu chỉ được ăn các loại thịt không có xương, không được phơi nắng khiến cá sấu bị thiếu canxi.
Dấu hiệu: Cá sấu bị thiếu canxi thường có biểu hiện miệng cá sấu bị mềm,yếu, răng mọc thiếu và không đều.
Phòng và điều trị bệnh thiếu canxi ở cá sấu: Trong thực đơn hàng ngày ngoài cho ăn thịt người nuôi cho cá sấu ăn xương như: cá sông, cá biển, chuột, gà, gan,….nguyên con) hoặc trộn thêm chất canxi như bột xương đã sấy khô, xương nghiền nhỏ hoặc chất phosphate tricalcique vào thức ăn cho cá sấuPhát quang các cây chắn ánh nắng xung quanh chuồng nuôi cá sấu để cá sấu có thể phơi nắng dưới ánh nắng mặt trời.
Bệnh liệt chân ở cá sấu:
Nguyên nhân: Do mật độ cá sấu trong chuồng nuôi quá nhiều, thức ăn và nguồn nước bị bẩn.
Dấu hiệu: Cá sấu nằm bất động, không di chuyển hoặc có thể tiêu chảy ra máu.
Phòng và điều trị bệnh liệt chân ở cá sấu: giữ sạch nguồn nước, thay nước thường xuyên trong ao, cung cấp thức ăn đảm bảo vệ sinh, mật độ cá sấu phù hợp với diện tích chuồng nuôi cá sấu.
Điều trị bằng Chloramphenicol phối hợp với tetracyline và vitamin B1.
Bệnh giun tròn ký sinh ở cá sấu
Nguyên nhân: Do thức ăn không đảm bảo vệ sinh, môi trường sinh sống không được dọn dẹp thay rửa thường xuyên
Dấu hiệu: Cá sấu phát triển còi cọc, chậm lớn
Phòng và điều trị bệnh giun tròn ký sinh bằng cách trộn fenbendazole vào thức ăn với lượng 200mg/kg cá sấu và cho ăn 2 bữa liên tiếp.
Bệnh viêm ruột ở cá sấu
Nguyên nhân: Do các vi khuẩn trong nước hoặc trong thức ăn khiến cá sấu bị viêm ruột
Biểu hiện: Cá sấu ăn ít hoặc bỏ ăn, nằm một chỗ, di chuyển chậm chạm
Phòng và điều trị bệnh viêm ruột ở cá sấu bằng cách trộn chlorhydrat oxytetra-cycline vào thức ăn với lượng 500mg/1kg thức ăn, cho ăn 3 ngày liên tục.
Cá sấu bị nhiễm lạnh
Nguyên nhân: Do mùa đông nhiệt độ xuống thấp khiến cá sấu bị nhiễm lạnh
Dấu hiệu: Khi quan sát sẽ thấy chân cá sấu bị bóng, tê liệt, di chuyển kém thậm chí không thể trường bò để tha thức ăn khiến cá bị đói, sức đề kháng kém.
Nếu quan sát cá sấu bị chết bị lạnh sẽ thấy lớp da ở phần bụng dưới của cá có hiện tượng bị biến đổi thành màu tím hoặc thâm tái hơn so với sắc da bình thường xung quanh.
Phòng và điều trị: Người nuôi quay bạt xung quanh chuồng nuôi nhất là vị trí có gió lùa, thắp thêm bóng đèn để sởi ấm cho cá sấu vào mùa đông, bơm nước giếng khoan vào chuồng nuôi để chúng tận dụng được nhiệt độ cũng như sức ấm của nước khi lưu thông không có giá lạnh.
Suckhoecuocsong.vn