Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh ở cây khế

12/10/2024 09:55

Cách phòng trừ sâu bệnh ở cây khế

Đảm bảo cây khế phát triển mạnh mẽ, đạt năng suất cao việc phòng trừ sâu bệnh hại trên cây là điều cực kỳ quan trọng.

Sâu non, ruồi đục trái tấn công khế

Khế ngọt thường hay bị các loại sâu nón tấn công hay ruồi đục trái phá hoại gây ảnh hưởng năng suất của cây. Nếu không phòng trừ đúng cách các loài sâu bệnh hại này có thể phát triển lây lan sang các cây trái khác, làm ảnh hưởng năng suất

Cách xử lý:

Khi phát hiện sâu non, ruồi đục trái quanh khu vực trồng khế cần tiến hành vệ sinh vườn trồng, thu hái toàn bộ trái khế rụng trê mặt đất, trái trên cây có dấu hiệu bị sâu non, ruồi tấn công. Dùng bẫy màu vàng để thu hút ruồi hại, có thể dùng bẫy ViZubon- D dẫn dụ ruồi đực (đặt 5 - 10m/1 bẫy) với những vườn có diện tích rộng, cây khế to.

Ngoài ra, nếu có điều kiện chúng ta có thể dùng bao quả khi còn non đến lúc thu hoạch giúp ngăn chặn sâu non, ruồi đục quả hay một số loài côn trùng gây hại khác cho khế.

Nếu sâu non, ruồi đục nhiều có thể sử dụng thuốc Virtako 40WG+ Amistar Top 325SC hoặc Dylan 2EC+ Amistar Top 325SC,... phun ướt quả, sau khi phun 5- 7 ngày tiến hành bao quả, nếu phun vào giai đoạn trái lớn, cần cách ly theo khuyến cáo để tránh gây ngộ độc.

Rầy xanh, rầy mềm

Chúng ăn đọt non, lá non, bông, trái khế non gây hại cho cây chỉ trong một thời gian ngắn nếu không có biện pháp phòng trừ đúng cách, nhanh chóng. Rầy trưởng thành, rầy non đều tập trung bám trên chùm hoa, trái non của khế để chích hút nhựa, nếu nặng có thể làm hoa khế bị khô, rụng, trái non bị biến dạng.

Xử lý, phòng trừ

Thời điểm khế ra hoa, kết trái non cần theo dõi thường xuyên nếu phát hiện rầy mật độ cao cần sử dụng thuốc hóa học để phun xịt. Để đảm bảo an toàn, phòng trừ hiệu quả rầy xanh, rầy mềm chỉ nên xịt thuốc trực tiếp vào những chỗ có rầy bu bám và có thể luân phiên sử dụng một trong các loại thuốc như DC-Tron Plus 98.8EC; Virofos 20EC; Trebon10EC; Supracide 40 EC; Suprathion 40EC, Neem ChiLi, Thuốc Confidor 200 SL...

Bệnh thán thư

Bệnh thán thư là một trong những bệnh phổ biến ở cây khế, bệnh xuất hiện do nấm gây nên, các loài nấm hại xuất hiện trong thời điểm mưa nhiều, ẩm ướt, độ ẩm cao. Khi đó bệnh thán thư sẽ tạo thành các vết thương khiến cho lá khế bị khô, rễ rụng khi có tác động từ đó ảnh hưởng khả năng sinh trưởng của cây.

Xử lý

Khi phát hiện cây bị bệnh thán thư cần dọn dẹp những cành bị bệnh, dùng thuốc trừ bệnh Polyoxin AL 10WP, RIDOMIL GOLD 68WG để phun cho khế.

Bệnh muội đen

Bệnh muội đen xuất hiện do bài tiết của rệp gây ảnh hưởng đến chất lượng quả. Bệnh muội đen do một loại nấm có tên khoa học là Capnodium citri hoặc Meliola Commixta gây ra.

Xử trí

Nên tiến hành bón phân cân đối, hợp lý, thường xuyên rửa vườn, cải tạo đất thông thoáng. Sau thu hoạch nên cắt tỉa cành bị bệnh và dọn dẹp vườn cho thông thoáng. Để xử lý tình trạng bệnh muội đen bà con tiến hành phun 1-2ml Tanixa Bio Que (nấm) + 1ml Silver Max Gold (khuẩn) + 1ml Stick Max/1 lít nước hoặc dùng thuốc Confidor 200SL, có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng như Coc 85

Bệnh cháy lá

Bệnh cháy lá ở khế thường phát triển trong mùa mưa, thời tiết ẩm ướt khiến cho lá cây bị khô héo, rụng dần từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của khế.

Phòng trừ bệnh cháy lá ở khế bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Ridomil gold 68WG…

Trong quá trình trồng, chăm sóc cây khế cần cung cấp đủ dinh dưỡng, độ ẩm cho cây, cần thường xuyên thăm vườn, vệ sinh vườn sạch sẽ, quét dọn lá rụng, trái rụng ra khỏi vườn. Vào mùa khô nên dùng nước vôi bão hoà quét vào gốc cây để bảo vệ cây, ngăn ngừa các loài sâu đục thân, sâu đục vỏ xâm nhập gây hại cho cây.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Hướng dẫn cách thu hoạch, bảo quản khế

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh ở cây khế

Hướng dẫn cách trồng khế tại nhà chuẩn xác

Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây mật nhân chuẩn xác

Kinh nghiệm trồng cây mật nhân trong vườn nhà

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản củ bình vôi

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại ở củ bình vôi

Kinh nghiệm trồng củ bình vôi, vị thuốc đông y rất tốt cho sức khỏe

Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây cối xay chuẩn nhất

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh ở cây cối xay