Hướng dẫn cách phân biệt cây xạ đen, cây xạ vàng chuẩn xác
Cách phân biệt cây xạ đen, cây xạ vàng chuẩn xác
Cây xạ đen và cây xạ vàng là hai loại cây được sử dụng làm dược liệu giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Nhưng khá nhiều người thường nhầm lẫn hai loài cây cùng họ xạ này với nhau. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách phân biệt cây xạ đen, cây xạ vàng chuẩn xác nhất.
Trong họ xạ thì ngoài cây xạ đen còn có cây xạ trắng, cây xạ vàng, cây xạ lai, chúng có hình dáng tương đồng nên nhiều người khi sử dụng thường nhầm lẫn với nhau. Trong các họ xạ thì chủ yếu cây xạ đen và cây xạ vàng được dùng nhiều để điều trị bệnh.
Cây xạ đen
+ Cây xạ đen thường sinh sống ở những khu vực núi thấp chủ yếu ở các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Hòa Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, sinh trưởng trong khu vực vườn quốc gia Ba Vì và Vườn quốc gia Cúc Phương.
+ Nhựa cây xạ đen có màu đen, nhựa chảy ra chỉ sau 5 phút khi tiếp xúc với không khí thân cây ở phần bị chặt sẽ chuyển sang màu đen.
+ Dạng thân leo nên thân dây của chúng có kích thước nhỏ, mọc quấn quanh các cây lớn. Thân cây có màu đen, vỏ sần sùi là dạng thân gỗ nhỏ, thường mọc theo bụi lớn, ít mọc lẻ tẻ.
+ Hoa của cây xạ đen mọc thành từng chùm màu trắng ở đầu cành, quả thường kết thành từng chùm nhỏ, ngả màu vàng cam nhạt khi chín
+ Lá của cây xạ đen nhìn hình dáng giống lá chè nhưng kích thước của lá lớn lơn, dài hơn lá non sẽ có màu đỏ tía, khi già sẽ chuyển sang màu xanh, phiến lá sẽ có nhiều cặp gân phụ, mép có răng cưa thưa, mặt trên của lá bóng nhẵn và đậm màu hơn mặt dưới.
+ Cây xạ đen khi được phơi khô, lá cây bị nát nhưng không giòn, có mùi thơm nhẹ
+ Cây xạ đen khi pha nước màu nước sắc cây xạ đen có màu nâu đậm, uống vị ngọt nhẹ
Cây xạ vàng
+ Cây xạ vàng thường được trồng ở những khu vực có độ cao từ 1000 đến 1.500m, tại những vùng núi thuộc miền Bắc như Tân Lạc, Kim Bôi, Đà Bắc, Cao Phong (Hòa Bình), Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, vườn quốc gia Cúc Phương, Ba Vì…
+ Cây xạ vàng thuộc dạng thân gỗ nhỏ với chiều cao tối đa dưới 1,5m
+ Khi bẻ thân, cành cây xạ vàng nhựa không có màu đen. Khi phơi khô thân cây xạ vàng khô rỗng, có màu trắng và nhạt màu, không có mùi vị gì
+ Thân cây xạ vàng có màu vàng nhạt, khi thái mỏng rồi đem phơi khô sẽ nhìn rõ được các thớ gỗ bên trong có màu vàng rõ rệt.
+ Lá xạ vàng hơi mỏng, màu xanh nhạt hơn so với lá xạ đen và thường không có răng cưa ở 2 bên mép lá. Lá cây giòn, dễ vụn nát, lá khô có mùi ngai ngái.
+ Cây xạ vàng khi pha nước rất nhạt và có màu vàng nhạt, khi uống có mùi ngái không thơm như xạ đen.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cách trồng cây xạ đen chuẩn, vị thuốc quý cho sức khỏe
Suckhoecuocsong.vn