Hướng dẫn cách phân biệt ba ba đực và ba ba cái
Để phân biệt được ba ba đực và ba ba cái các bạn dựa vào các dấu hiệu này
Ba ba là loài động vật thuộc lớp bò sát bộ rùa (Testudines), họ ba ba Tryonychidae. Môi trường sinh sống của ba ba chủ yếu ở các vùng nước ngọt, vùng nước lợ. Ba ba giàu giá trị dinh dưỡng và được coi là đặc sản nên ngày nay ba ba được một số hộ gia đình nuôi và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trong đông y, ba ba có tác dụng dưỡng âm lương huyết, bổ hư, tán tích, tiêu u cục cứng kết, thanh nhiệt hư lao. Ba ba giúp tăng cường khả năng miễn dịch và phòng chống bệnh tật, được các danh y dùng làm thuốc chữa các chứng bệnh nóng bên trong, ra mồ hôi trộm, lỵ mạn tính, sốt rét dai dẳng, rong kinh, rong huyết, lao hạch...
Nếu chỉ nhìn qua ba ba chúng ta thường rất khó phân biệt được đâu là ba ba đực đâu là ba ba cái vì nhìn chúng khá giống nhau. Để phân biệt được ba ba đực và ba ba cái các bạn dựa vào các dấu hiệu dưới đây. Ba ba phát triển đến 4-5 tháng tuổi là đã có thể phân biệt được đực cái.
Phân biệt ba ba đực và ba ba cái
Ba ba đực:
+ Sống mai hơi lõm xuống, sau mai có hình tròn.
+ Khi lật ngửa ba ba lên nếu ta thấy đuôi sau của ba ba đực dài hơn, nhọn hơn và thò ra bên ngoài yếm.
+ Ba ba đực thì lưng yếm có hình bầu dục khá dài, phía trước hẹp và phía sau nở rộng ra, khoảng cách giữa hai chi sau hơi rộng.
+ Ba ba đực thân đày hơn ba ba cái, ba ba đực lớn nhanh hơn ba ba cái, thịt dày hơn, trọng lượng nặng hơn ba ba cái
Ba ba cái:
+ Ba ba cái sở hữu đuôi ngắn không thò ra bên ngoài yếm, lỗ hậu môn to hơn ba ba đực.
+Ba ba cái thân mỏng, khoảng cách giữa hai chi sau hẹp hơn.
+ Ba ba cái sở hữu thân mỏng hơn so với ba ba đực, trọng lợn nhẹ hơn từ 100-200g so với ba ba đực.
Suckhoecuocsong.vn (TH)