Hướng dẫn cách đỡ đẻ cho chó, những lưu ý quan trọng

23/07/2018 17:13

Dấu hiệu nhận biết cho mẹ chuẩn bị đẻ, cách đỡ đẻ cho chó

Từ lúc chó mang thai tới thời điểm sinh nở người nuôi cần đặc biệt chú ý đảm bảo an toàn cho chó mẹ và chó con. Thường thì chó tự đỡ đẻ theo bản năng nhưng ở một số giống chó như Bulldogs, Pugs, và Boston Terriers có rủi ro đẻ khó cao hơn. Để tránh những trường hợp đáng tiếc người nuôi cần có kiến thức đỡ đẻ cho chó.

Trung bình chó mang thai 60 ± 3 ngày sẽ đẻ. Chó là loài đa thai nên thường ít gặp trường hợp sinh khó trừ khi gặp phải các vấn đề như: dị tật đường sinh dục chó mẹ, kích cỡ khung chậu nhỏ, chó ít con, thai quá to, chó mẹ sinh con lần đầu, mất sức,…

Dấu hiệu nhận biết cho mẹ chuẩn bị đẻ

Trước khi đẻ chó ăn ít, bỏ ăn, bụng sa, cơ bụng giãn mềm, có phản xạ đi vệ sinh nhiều lần. Nếu trước đó chó ăn no, có thể bị nôn ra thức ăn do sự chèn ép của dạ con và dạ dày. Chó đi lại lại, đứng nằm không yên, có phản xạ cào bới tìm ổ đẻ, hay chui rúc xó tối, nơi yên tĩnh. Mắt mở to, nhìn chủ cầu xin, không muốn xa rời chủ. Âm hộ sưng phù nề, có dịch lỏng trong suốt chảy ra.

Đau đẻ, sắp đẻ: Cuống quýt, kêu rên ư ử. Tần số hô hấp tăng, nhịp tim nhanh thở mạnh. Rất muốn quay lại liếm đằng sau. Rặn cong lưng nhiều cơn.

Nếu như quan sát thấy nước ối chảy ra khỏi âm hộ màu xanh mà chưa ra con là bất thường, cần kiểm tra, hỗ trợ của bác sỹ thú y.

Đẻ: Có bọc màng ối trong lòi ra như một quả bóng con. Chó rặn liên tục, bục vỡ nước ối, âm hộ phình to căng cứng, có thể trông thấy từng bộ phận rồi cả chó con ra ngoài trong cái bọc mỏng.

Các bước can thiệp khi chó đẻ con:

Bước 1: Nếu đã lòi ra ngoài ½ thân chó con mà sau vài phút không ra tiếp phải dùng thủ thuật kéo nhẹ nhàng chó con hướng lực từ trên xuống dưới, từ trước ra sau càng nhanh càng tốt.

Bước 2: Xé bọc khẩn cấp, lau khô miệng chó con tới khi kêu thành tiếng.

Ngoài ra, để giúp chó tăng sức khi đẻ, cơn rặn kéo dài, tiêm khi chó có biểu hiện sắp sinh: Vitamin C 1000 : 1ml/ 5 kg thể trọng, cộng thêm đó Vime Canlamin : 1ml/ 5 kg thể trọng.

Những lưu ý khi đỡ đẻ cho chó mẹ:

Trường hợp, cuộc sinh của chó mẹ kéo dài 30-60 phút chó mẹ rặn mạnh mà không sinh được con, ngừng cuộc sinh con trong vòng 24 giờ thân nhiệt xuống dưới 37,2 C, khoảng cách sinh sinh giữa các chó con trên 4-6 giờ, kêu la hoặc hoặc liếm vùng âm hộ một cách quá mức khi đẻ. Thai kỳ trễ hơn 70 ngày kể từ ngày lên giống đầu tiên hoặc hơn 60 ngày kể từ ngày phối giống đầu tiên mà chưa có biểu hiện sinh  người nuôi cần liên hệ với các bác sĩ thú y để có giải pháp kịp thời.

- Nếu chó con đã sinh ra được một phần nhưng vẫn bị dính trong kinh đẻ, nhẹ nhàng kéo ra ngoài về phía dưới (về phía khuỷu chân sau của chó mẹ), kéo đồng thời với nhịp rặn của chó mẹ. Thật cẩn thận vì có thể làm tổn thương chó mẹ hoặc chó con. Cố gắng kéo chân hay cơ thể chó con tránh làm trật khớp cổ điều này có thể xảy ra nếu kéo đầu. Nếu sau khi kéo nhẹ nhàng chó con vẫn không được sinh ra, chó bị sinh khó, cần giải quyết ngay.

Trường hợp chó rặn yếu, cấp thuốc dục đẻ Oxytocin, thường dùng 1 IU/kg thể trọng (không quá 20 IU/ chó/ lần), nếu cần lập lại thì chờ khoảng 1-2 giờ sau.

Trường hợp chó mẹ rặn mạnh nhưng con không xuống: Thăm khám, nếu thấy xoang chậu to, nhưng khô ối, hoặc con ra ngôi không bình thường: dùng nước Sinh lý mặn (NaCl 0,9 %) ủ ấm tương đương nhiệt độ cơ thể bơm vào âm đạo, cho con trôi ngược vào trong, sau đó vừa cho nước trào ra vừa sửa tư thế chó con vừa nắm chó con kéo nhẹ ra. Nếu không hiệu quả thì giải phẫu bắt con.

Chăm sóc chó mẹ sau khi đẻ xong:

Bước 1: Cho mẹ ăn nhẹ, uống nước muối loãng. Để mẹ con yên tĩnh.

Bước 2: Dọn sắp xếp lại ổ đẻ, thay đồ lót đẻ bằng vải khô; sạch.Chú ý:không lót quá nhiều vải, chăn trong ổ dễ bị “lạc””kẹt” con không tìm bú mẹ được hoặc mẹẹ đè và dẫm chết con.

Bước 3: Vệ sinh lau khô sạch chó con và phần sau của mẹ.

Chăm sóc cho con:

Chó con sinh khó có thể yếu hay ngừng thở, nhất là những chó sinh ra sau cùng. Nhau được tách ra bao quanh chó con, đầu chó được giữ không để chúi úp xuống dịch ối. Ống hút dùng làm sạch đường thở qua mũi.

Một số trường hợp chó chậm kêu (chưa thở bằng phổi được), có thể dùng gạc hoặc khăn bọc chó con, cầm 2 tay giũ ngược xuống đất. Cẩn thận vì có thể quăng chó xuống đất do vuột tay. Áp lực của cách đánh đu này sẽ làm thông đường thở nhưng cũng sẽ làm đánh đu não nghịch với sọ đầu.

 Sau khi thông đường thở, lau khô chó con và cẩn thận chà sát bằng giẻ lau để kích thích hô hấp. Những chó không thở được hô hấp nhân tạo ít nhất 5 phút cho tới lúc nó thở được.

Một số chó con, đặc biệt là chó giải phẫu bắt con, cần 20 phút để chăm sóc chúng. Chó con nào bắt đầu kêu khóc mạnh và di chuyển, tức là nguy hiểm đã qua. Vào thời điểm này, chó con được làm quen với mẹ. Để mẹ liếm chó con sẽ tiếp tục kích thích hô hấp. Khi chó con được mẹ liếm sạch và di chuyển tốt, đặt chó con gần vú mẹ cho nó tập bú.

Nếu ở bất kỳ giai đoạn nào trong khi đẻ không diễn ra theo quá trình trên thì cần can thiệp sớm bằng cách giải phẫu bắt con để có thể giúp giữ mạng sống chó mẹ và chó con.

Suckhoecuocsong.com.vn (TH)

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác