Ghé thăm chùa Thích Ca Phật Đài: Ngôi chùa nổi tiếng ở Vũng Tàu

13/08/2019 10:08

Đến thăm chùa Thích Ca Phật Đài những điều cần biết

Tọa lạc ở số 608 đường Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngôi chùa Thích Ca Phật Đài là một trong những ngôi chùa nổi tiếng được rất nhiều các du khách đến tham quan, chiêm bái.

Thăm ngôi chùa Thích Ca Phật Đài nổi tiếng ở Vũng Tàu

Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Thích Ca Phật Đài

Từ thành phố Vũng Tàu bạn có thể thuê xe ô tô riêng hoặc xe máy để di chuyển. Để đến chùa bạn đi theo đường Lê Lợi, rẽ về đường Trần Phú đi đến số  608 đường Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu là đến. Hoặc từ đường Trần Phú – bãi Trước theo đường ven biển đi qua bãi Dâu, tới địa phận Bến Đá là gặp Thích Ca Phật Đài.

Vài nét về chùa Thích Ca Phật Đài

Trog cuốn Sổ tay hành hương đất phương Nam cho biết vào giữa thập niên 40 có ghi chép Đại đức Narada Maha Thera cùng ông Lê Quang Vinh, Đốc Phủ sứ thăm viếng núi Lớn. Đại đức Narada Maha Thera cho rằng đây là nơi thích nghi để lập một ngôi chùa.

 Vào năm 1957 khi ông Lê Quang Vinh khi ấy đã hồi hưu đã về đây khai phá vùng đất hoanng vu ở bên sườn núi Lớn. Thời điểm điểm này dân cư còn ít, thưa thớt ông đã cho xây dựng ngôi chùa đơn sơ dưới chân Núi Lớn để tu hành  lấy pháp danh là Thích Giác Pháp và đặt tên chùa là Thiền Lâm tự.

Năm 1960, khi trở lại Việt Nam để giảng pháp Đại đức Narada Maha Thera đã viếng Núi Lớn và trồng một cây bồ đề được lấy từ cây con ở cố đô Anuradhapura nước Tích Lan, gốc chiết từ cây Bồ đề ở Bồ Đề Đạo tràng Ấn Độ. Một tấm bia được dựng gốc cây ghi với nội dung: “Cội Bồ Đề này là con cháu của cội Bồ Đề Sri Maha Bodhi (Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ). Từ chính cội cây thiêng liêng ấy, một nhánh chiết được đưa về trồng ở cố đô Anuradhapura, Sri Lanka. Đại đức Narada Mahathera đã cung thỉnh một cây con từ gốc này đến trồng tại đây ngày 2/11/1960″.

Vào năm 1961 chùa Thiền Lâm đã được tiến hành trùng tu. Giáo hội Phật giáo Nguyên thủy đã nhận thấy khung cảnh thiên nhiên ở đây đẹp đẽ, vị trí lại thuận tiện cho khách hành hương đến chiêm bái, tham quan nên đã vận động tín đồ Phật tử đóng góp tiền của xây dựng khu Thích Ca Phật đài Vũng Tàu. Phật đài đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Kiến trúc độc đáo của chùa Thích Ca Phật Đài

Ngôi chùa nằm ở mạn ở sườn Núi Lớn có cổng quay về hướng đường Trần Phú. Ngôi chùa chính là sự kết hợp của phong cách kiến trúc phật giáo đặc trưng cùng cảnh quan thiên nhiên có sẵn xung quanh công trình. Điểm đặc biệt của chùa Thích Ca Phật đài là ngọn tháp Bát Giác cao 19m và tượng Phật Thích Ca ngồi thiền trên tòa sen xây trên lưng chừng núi du khách đứng từ xa có thể chiêm ngưỡng được.a

Khi bước vào trong khuôn viên chùa bạn sẽ thấy Thích Ca Phật Đài tựa như một vầng trăng khuyết chia thành ba cấp”

Cấp 1: Tam quan và khu vực trồng hoa.

Cấp 2: Khu nhà mát, khu vực trưng bày truyền thống

Cấp 3: Bao gồm Thiền Lâm tự và Phật tích. Khu vực này gồm một số công trình kiến trúc và điêu khắc khác như hệ thống các tượng đài lớn nhỏ, đặc biệt là tượng Kim Phật Tổ có chiều cao lên đến trên 10m và 16 viên xá lợi của Đức Phật.

Khi du khách đi men theo những bậc đá trên sườn núi di khách sẽ nhìn thấy Tòa bảo tháp. Tòa bảo thấp là nơi ghi nhớ và tưởng niệm người đã có công khai sơn tạo tự ra ngôi chùa: nhà sư Giác Pháp tức quan phủ Lê Quang Vinh.

Những điều lưu ý khi tham quan chùa

+ Chùa là nơi có ý nghĩa linh thiêng trong tín ngưỡng của nhiều người khi đến tham quan chùa du khách cần ăn mặc lịch sự, chỉnh tề, không mặc áo ngắn hở hang, áo xuyên thấu, áo có họa tiết lòe loẹt, quần short ngắn, nam giới không cởi trần khi vào chùa.

+ Để giày dép đúng nơi quy định ngay ngắn

+Tránh nói lớn tiếng, cười đùa hoặc những lời khiếm nhã

+ Không chụp ảnh tùy tiện khi vào chùa nếu chưa được sự cho phép

+Không hút thuốc, nhai kẹo cao su khi vào chùa.

+ Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào Tam Bảo bái Phật.

+ Vào chùa, nên dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa.

+ Đứng trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không sờ tay vào tượng Phật, nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật nên đứng từ ngoài để quan sát.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Khám phá rừng thông Bản Áng: những điều cần biết

Ghé thăm thung lũng mận Nà Ka, thiên đường hoa mận trắng

Kinh nghiệm khám phá bản Thung Cuông

Top những đặc sản nên mua về khi đi du lịch Sơn La

Du lịch Ngọc Chiến, Sơn La nên ăn món gì?

Top homestay Ngọc Chiến Sơn La đẹp mê hồn

Pomu Homestay Ngọc Chiến, Sơn La: giá phòng, điện thoại, chất lượng dịch vụ

Pearl Homestay Ngọc Chiến, Sơn La: giá phòng, điện thoại, chất lượng dịch vụ

Kinh nghiệm trải nghiệm suối khoáng nóng Ngọc Chiến - Sơn La

Ghé thăm bản Sông Moóc: Sapa thu nhỏ của Bình Liêu